5 phút giải Đạo đức 5 kết nối tri thức trang 5

5 phút giải Đạo đức 5 kết nối tri thức trang 5. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 1. BIẾT ƠN NHỮNG NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC

PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

KHỞI ĐỘNG

CH: Em hãy nghe/hát bài: “Biết ơn chị Võ Thị Sáu” (sáng tác: Nguyễn Đức Toàn) và chia sẻ cảm xúc của em về bài đó?

1. TÌM HIỂU ĐÓNG GÓP CỦA NHỮNG NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC

CH: 

a) Em hãy đọc thông tin “Võ Thị Sáu – nữ anh hùng huyền thoại vùng Đất Đỏ” và trả lời câu hỏi:

- Chị Võ Thị Sáu đã có công gì đối với quê hương đất nước?

- Hãy chia sẻ suy nghĩ, cảm nhận của em về tấm gương đó

b) Em hãy quan sát, tìm hiểu các nhân vật trong bức ảnh dưới đây và thực hiện yêu cầu:

- Nêu những đóng góp cho quê hương, đất nước của các nhân vật trong mỗi bức ảnh trên. 

- Hãy kể thêm tên và đóng góp của những người có công với quê hương đất nước trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học, giáo dục,..mà em biết. 

2. TÌM HIỂU VÌ SAO PHẢI BIẾT ƠN NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC

CH: Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

a. Sáng chủ nhật, các bạn trong thôn đến nhà văn hoá để nghe bác trưởng thôn nói chuyện. Bác kể: Thôn mang tên người đã có công giúp dân đắp đê lấn biển, mở mang đồng ruộng để sản xuất, vượt qua đói nghèo, xây dựng thôn giàu đẹp, yên vui. 

b. Kỉ niệm ngày Thương binh liệt sĩ 27 tháng 7, giáo viên và học sinh dâng hương lên tượng đài “Tổ quốc ghi công”. Thầy trò rưng rưng xúc động nhớ lời Bác Hồ từng nói: “Máu đào của các liệt sĩ làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói

- Vì sao chúng ta cần phải biết ơn những người có công với quê hương, đất nước? 

3. TÌM HIỂU NHỮNG VIỆC CẦN LÀM ĐỂ THỂ HIỆN LÒNG BIẾT ƠN NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC

CH: Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu:

- Em hãy kể những việc làm thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước trong các bức tranh trên. 

- Kể thêm những việc làm khác thể hiện lòng biết ơn với những người có công với quê hương đất nước

LUYỆN TẬP

CH1: Theo em, ai là người có công với quê hương đất nước? Vì sao?

a. Người lính chiến đấu bảo vệ tổ quốc

b. Mẹ Việt Nam anh hùng

c. Tất cả những người lao động

d. Người sáng lập nên một nghề (ông tổ nghề) 

e. Người lập nên một làng

g. Tất cả các ca sĩ, diễn viên

h. Nhà khoa học có nhiều cống hiến

i. Tất cả những người giàu có, thành đạt

CH2: Em đồng tình hoặc không đồng tình ý kiến của bạn nào? Vì sao?

a. An: “Những người có công với quê hương, đất nước là người mang lại hoà bình cho chúng ta”. 

Đạt: “Những người có đóng góp trong mọi lĩnh vực đều là người có công với quê hương, đất nước

b. Tình: Đền ơn đáp nghĩa là trách nhiệm của mọi công dân”. 

Thanh: Việc đền ơn đáp nghĩa chỉ là trách nhiệm của Nhà nước và người lớn tuổi

c. Thực: “Phải quan tâm, chăm sóc những gia đình thương binh, liệt sĩ mới là biết ơn người có công với quê hương đất nước. 

Nghĩa: “Học tập chăm chỉ để trở thành người có ích cho xã hội cũng là biết ơn người có công với quê hương, đất nước”. 

d. Bình: “Chúng ta cần biết ơn người có công với quê hương đất nước là những người nổi tiếng”. 

Minh: “Chúng ta cần biết ơn cả những người có đóng góp thầm lặng trong cuộc sống hằng ngày cho quê hương, đất nước”. 

CH3: Việc làm nào dưới đây thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước? Vì sao?

a. Chăm sóc Bà mẹ Việt Nam Anh hùng

b. Cố gắng học giỏi để sau này góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp

c. Tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí

d. Tìm hiểu, tuyên truyền về lịch sử quê hương

e. Viết về tấm gương người có công với quê hương, đất nước

g. Tham quan danh lam, thắng cảnh của đất nước

CH4: Em có nhận xét gì về thái độ, hành vi của các bạn trong các trường hợp sau?

a. Giờ ra chơi, Thắng lấy bút để tô màu và vẽ thêm râu, tóc vào ảnh một doanh nhân trong sách giáo khoa

b. Vân rất thích tìm hiểu về lịch sử dân tộc, đặc biệt là đọc truyện về anh hùng đất Việt

c. Thảo và các bạn cùng khu phố rủ nhau đến chia buồn và giúp đỡ gia đình người cứu hoả đã hi sinh trong khi làm nhiệm vụ. Phúc không đi vì cho rằng mình không quen người lính ấy

d. Nhà trường phát động cuộc thi “Tìm hiểu về những người có công với quê hương, đất nước”. Kha không muốn tham gia vì sợ ảnh hưởng tới thời gian học. 

- Em có lời khuyên gì dành cho các bạn có thái độ, hành vi chưa đúng trong những trường hợp trên

CH5: Xử  tình huống:

a. Các bạn trong lớp tích cực tham gia phong trào “Chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng”. Sơn nói với các bạn: “Tớ không tham gia đâu vì ông tớ cũng là thương binh.”

Nếu có mặt ở đó, em sẽ nói gì với Sơn

b. Páo ước mơ sau này được trở thành người lính biên phòng ngày đêm canh giữ biên cương. Khánh thắc mắc: “Bây giờ đất nước đã hoà bình rồi, sao bạn không mơ ước trở thành doanh nhân hay kỹ sư, bác sĩ?”. 

Nếu em là Páo, em sẽ nói gì với bạn

c. Nhờ sự tài trợ của một số doanh nhân trong chương trình “Nhịp cầu hạnh phúc”, bản của Sử đã có chiếc cầu bắc qua suối. Biết ơn các nhà tài trợ, mọi người trong bản bàn nhau bảo vệ cây cầu bằng cách làm biển cẩm những xe chở hàng nặng đi qua. Nhưng một số bạn lại nói: “Sao phải làm thế! Hỏng cây cầu này thì họ lại tài trợ làm cây cầu khác mà!”

Nếu là Sử, em sẽ nói gì với các bạn?

d. Bác Phú nhận nuôi nhiều trẻ em mồ côi không nơi nương tựa. Thỉnh thoảng, Thu và các bạn mang đồ ăn, quần áo, sách vở đến cho các em và giúp bác chăm sóc, dạy dỗ các em nhỏ. Gần đây, gia đình Thu muốn bạn dành nhiều thời gian hơn cho học tập nên khuyên bạn không tiếp tục công việc đó nữa, Thu rất buồn nhưng không biết phải làm sao. 

Nếu là Thu, em sẽ làm gì? 

VẬN DỤNG

CH1: Hãy chia sẻ những việc em làm và sẽ làm để tỏ lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước.

CH2: Hãy tạo ra một sản phẩm (Viết đoạn văn, vẽ bức tranh, thiết kế poster,..) thể hiện lòng biết ơn những người có công với quê hương, đất nước. 

PHẦN II. 5 PHÚT GIẢI BÀI

KHỞI ĐỘNG

CH: "Biết ơn chị Võ Thị Sáu" khiến em xúc động trước sự hi sinh anh dũng của chị. Em vô cùng biết ơn chị và những anh hùng đã ngã xuống vì độc lập tự do của Tổ quốc.

1. TÌM HIỂU ĐÓNG GÓP CỦA NHỮNG NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC

CH: 

a.

 - Chị Võ Thị Sáu - Biểu tượng dũng cảm và lòng yêu nước

+ Công lao: Tham gia cách mạng từ thuở 14, nổi tiếng với hành động dũng cảm, kiên trung trước kẻ thù.

Suy nghĩ, cảm nhận: Chị là nguồn cảm hứng, biểu tượng hy sinh, lòng dũng cảm và lòng yêu nước. Tấm gương sáng cho thế hệ mai sau noi theo.

b. * Đóng góp:

a) Đại tướng Võ Nguyên Giáp:

- Xây dựng quân đội hùng mạnh, đánh thắng Pháp và Mỹ xâm lược.

- Hình thành học thuyết quân sự - đường lối chiến tranh nhân dân độc đáo.

b) Nhạc sĩ Văn Cao:

- Sáng tác Quốc ca Việt Nam "Tiến quân ca".

- Nhạc sĩ có ảnh hưởng lớn trong nền tân nhạc Việt Nam.

- Là chiến sĩ cách mạng, họa sĩ, nhà thơ.

c) Bác sĩ Tôn Thất Tùng:

- Phát minh "phương pháp cắt gan có kế hoạch", cứu sống nhiều người.

- Bác sĩ nổi tiếng về lĩnh vực gan và giải phẫu.

- Cống hiến cả đời cho sự nghiệp y học.

d) Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ:

- Có con cháu hy sinh nhiều nhất trong hai cuộc kháng chiến.

- Hiểu tượng của lòng yêu nước, sự hy sinh cao cả.

e) Giáo sư, nhà giáo nhân dân Hoàng Xuân Sính:

- Nữ giáo sư toán học đầu tiên của Việt Nam.

- Đại biểu Quốc hội, Phó chủ tịch MTTQ, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

- Nhà giáo Nhân dân, tác giả nhiều sách giáo khoa toán.

f) Bà Mai Kiều Liên:

- Đưa Vinamilk trở thành thương hiệu sữa lớn, lọt top 200 doanh nghiệp xuất sắc châu Á.

- Tham vọng đưa Vinamilk đạt doanh thu 3 tỷ USD, top 50 doanh nghiệp sữa lớn nhất thế giới vào năm 2017.

* Ngoài ra còn nhiều nhân vật tiêu biểu khác:

- Kinh tế: Trần Đình Long (Hòa Phát), Nguyễn Thị Phương Thảo (VietJet Air), Phạm Nhật Vượng (Vingroup).

- Chính trị: Đỗ Mười, Nguyễn Phú Trọng.

- Toán học: Ngô Bảo Châu... 

2. TÌM HIỂU VÌ SAO PHẢI BIẾT ƠN NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC

CH: Biết ơn vì: 

a, Họ giúp xây dựng đất nước, đem lại cuộc sống sung túc, yên vui.

b, Họ hi sinh, giành độc lập, để có cuộc sống hòa bình. 

3. TÌM HIỂU NHỮNG VIỆC CẦN LÀM ĐỂ THỂ HIỆN LÒNG BIẾT ƠN NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC

CH:

a, Giúp đỡ thương binh liệt sĩ

b, Dâng hương, hoa tưởng nhớ anh hùng liệt sĩ

c, Tổ chức chương trình văn nghệ hát về anh hùng

d, Tổ chức hội thi Chúng em kể chuyện bác Hồ

e, Viết thư hỏi thăm bộ đội nơi đảo xa

f, Cổ vũ vận động viên giành huy chương cho nước nhà

- Việc làm khác: 

+ Giúp đỡ bạn học thuộc gia đình thương binh, liệt sĩ.

+ Kể chuyện về người có công với đất nước.

+ Tổ chức thi tìm hiểu về họ.

LUYỆN TẬP

CH1: 

- Đáp án: a, b, d, e, h

- Vì đây là người có đóng góp cho quê hương, đất nước. 

CH2: 

a, Đồng ý với Đạt. Đóng góp mọi lĩnh vực đều quan trọng, không chỉ quân sự.

b, Đồng ý với Tình. Ai cũng có trách nhiệm đền ơn đáp nghĩa.

c, Đồng ý với Nghĩa. Nhiều cách đền ơn: học tập, rèn luyện,...

d, Đồng ý với Minh. Cả người nổi tiếng và thầm lặng (lao công, chiến sĩ đảo xa...) đều đáng trân trọng.

CH3: Đáp án: a, e

a. Chăm sóc và tôn vinh Bà mẹ Việt Nam Anh hùng:

- Thể hiện lòng biết ơn và kính trọng gia đình người hy sinh.

- Đảm bảo cuộc sống tốt đẹp, tri ân sự cống hiến.

e. Viết về tấm gương người có công:

- Tuyên truyền, ghi nhận đóng góp cho quê hương.

- Biểu đạt lòng biết ơn, tôn trọng, khích lệ thế hệ sau.

CH4: a. Thái độ, hành vi của Thắng:

- Sai: Thiếu tôn trọng, làm bẩn sách.

- Nên: Tôn trọng tác phẩm, cống hiến người khác.

b. Thái độ, hành vi của Vân:

- Đúng: Tìm hiểu lịch sử, trân trọng anh hùng.

- Nên: Tiếp tục học hỏi, truyền bá giá trị văn hóa.

c. Thái độ, hành vi của Thảo và các bạn:

- Đúng, đáng ngưỡng mộ: Chia buồn, giúp đỡ gia đình người cứu hỏa.

- Phúc nên: Tham gia, chia sẻ trách nhiệm, quan tâm, giúp đỡ người khác.

d. Thái độ, hành vi của Kha:

- Sai: Không tham gia thi tìm hiểu người có công.

- Nên: Tham gia thi, mở rộng kiến thức, nhận thức về lịch sử, văn hóa.

* Lời khuyên:

- Tôn trọng người khác, công lao của họ.

- Học hỏi người có công với quê hương, đất nước.

CH5: 

a. 

- Tham gia phong trào "Chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ" là thể hiện lòng biết ơn, tôn trọng.

- Là nguồn động viên cho người khác trong cùng hoàn cảnh.

b.

- Mơ ước lính biên phòng thể hiện lòng yêu nước.

- Bảo vệ biên cương, an ninh quốc gia.

- Góp phần phát triển, bảo vệ đất nước.

c.

- Làm biển cấm xe chở hàng nặng là thể hiện lòng biết ơn, tôn trọng nhà tài trợ.

- Bảo vệ cầu, ghi nhớ, đánh giá cao đóng góp.

- Trân trọng, giữ gìn, lợi ích lâu dài cho cộng đồng.

d.

- Thuyết phục gia đình hiểu ý nghĩa công việc giúp đỡ trẻ mồ côi.

- Đề xuất thỏa thuận: quản lý thời gian hợp lý giữa học tập và thiện nguyện.

VẬN DỤNG

CH1:

- Hoạt động đã làm:

+ Dọn môi trường, giúp người khó khăn.

+ Nghiên cứu, chia sẻ kiến thức lịch sử.

+ Tham gia sự kiện tưởng nhớ người có công.

- Hoạt động dự định:

+ Tiếp tục giúp đỡ người khó khăn.

+ Lịch sử: Tìm hiểu sâu hơn, lan tỏa giá trị lịch sử.

+ Đóng góp tài chính, hỗ trợ tổ chức, chương trình người có công.

CH2: 

- Biết ơn:

+ Đạo lí tốt đẹp, ghi nhớ, trân trọng, tri ân người giúp đỡ.

+ Gắn kết con người, phát huy lối sống đẹp, nhân ái.

- Học sinh:

+ Biết ơn cha mẹ, ông bà, thầy cô, cha ông.

+ Thể hiện qua hành động: chăm sóc, hỏi thăm, giúp đỡ.

+ Phê phán: Vô ơn, vong ơn bội nghĩa.

- Sống:

+ Tình nghĩa, biết ơn, trân trọng.

+ Ích kỉ, vô ơn: rạn nứt mối quan hệ.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Đạo đức 5 kết nối tri thức, giải Đạo đức 5 kết nối tri thức trang 5, giải Đạo đức 5 KNTT trang 5

Bình luận

Giải bài tập những môn khác