5 phút giải Đạo đức 5 kết nối tri thức trang 40
5 phút giải Đạo đức 5 kết nối tri thức trang 40. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 6. LẬP KẾ HOẠCH CÁ NHÂN
PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
KHỞI ĐỘNG
CH: Em hãy chia sẻ về dự định của em trong học tập hoặc cuộc sống.
1. TÌM HIỂU CÁC LOẠI KẾ HOẠCH CÁ NHÂN
CH: Đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi:
a, Buổi sáng, Nam qua rủ Tuấn đi học. Vừa thấy Nam, Tuần hào hứng: “Tối nay, sang nhà tớ xem bóng đá nhé!...Nhưng mà mai lớp cậu có bài kiểm tra định kì nhỉ!”. Nam đáp: “Không sao! Tối nay tớ sẽ sang nhã cậu”. Thì ra Nam đã tính toán hết rồi. Nam sẽ tranh thủ ôn bài sau giờ tan học và không chơi đá cầu với các bạn trong xóm như mọi ngày.
b, Quang mong muốn sẽ đạt giải cao trong cuộc thi cờ vua cấp trường. Để đạt được mục tiêu, Quang lên kế hoạch luyện tập chơi cờ vua trong vòng một tháng. Bạn sẽ dành một tiếng mỗi tối chơi cờ vua với bố và tham gia Câu lạc bộ cờ vua ở nhà văn hoá thôn vào cuối tuần.
c, Hà rất ngưỡng mộ chị gái vì mới học lớp 8 mà chị đã giao tiếp bằng tiếng Anh với người nước ngoài. Bạn đặt mục tiêu lên lớp 8 sẽ giỏi tiếng anh giống chị. Hà lên kế hoạch mỗi tối sẽ dành 30 phút để trò chuyện với chị bằng tiếng Anh. Hà còn xin mẹ mua sách, truyện tiếng anh để luyện đọc thêm.
Em hãy mô tả kế hoạch cá nhân của các bạn trong các trường hợp trên bằng cách hoàn thiện bảng theo gợi ý dưới đây
Trường hợp | Mục tiêu | Thời gian thực hiện | Cách thức thực hiện |
1. (Bạn Nam) | Hoàn thành việc ôn bài để sang nhà Tuấn xem bóng đá | Trong ngày | Ôn bài sau khi tan học |
|
|
|
|
|
|
|
|
2. TÌM HIỂU VÌ SAO PHẢI LẬP KẾ HOẠCH CÁ NHÂN
CH:
a, Đọc câu chuyện “Một ngày làm việc của Bác” và trả lời câu hỏi:
- Em có nhận xét gì về thói quen làm việc của Bác?
- Em học tập được điều gì từ Bác?
b, Đọc trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:
Trong học tập và sinh hoạt hằng ngày, Hiên thường không làm việc theo kế hoạch định trước mà để mọi việc đến đâu thì giải quyết đến đó. Hiên cảm thấy khá tự do và thoải mái khi làm theo cách này. Tuy nhiên, vào những lúc có nhiều việc ở lớp và ở nhà, Hiên hay bỏ quên, bỏ sót công việc hoặc không đủ thời gian để hoàn thành những việc cần làm. Vấn đề này cứ lặp đi lặp lại khiến bạn không ít lần gặp rắc rối và bị bố mẹ, thầy cô chê trách.
- Em có nhận xét gì về thói quen của Hiên? Thói quen đó đã khiến Hiên gặp phải vấn đề gì?
- Theo em, vì sao phải lập kế hoạch cá nhân?
3. TÌM HIỂU CÁCH LẬP KẾ HOẠCH CÁ NHÂN
CH: Đọc trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:
a. Nam đặt ra mục tiêu được chọn vào đội bóng rổ của trường để tham gia giải đấu cấp huyện
b. Nam tính toán từ giờ đến đợt thi tuyển vào đội bóng rổ của trường còn 3 tháng để thực hiện mục tiêu
c. Nam thấy mình có lợi thế về chiều cao, nhưng thể lực và sức bền chỉ ở mức trung bình.
d. Để đạt được mục tiêu, ngoài việc lên lịch tập luyện bóng rổ hàng ngày, Nam còn lên kế hoạch tập chạy bộ vào ba buổi sáng trong tuần để khắc phục điểm yếu về sức bền và thể lực
- Bạn Nam đã đặt ra mục tiêu gì và lên kế hoạch như thế nào để đạt được mục tiêu đó?
- Theo em, cần thực hiện những bước nào để lập kế hoạch cá nhân?
LUYỆN TẬP
CH1: Em tán thành hay không tán thành với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a. Kế hoạch cá nhân chỉ thực sự cần thiết đối với người đã đi làm
b. Lập kế hoạch đảm bảo tính cân đối về thời gian cho các hoạt động: học tập, giải trí, làm việc nhà,..
c. Không nên lập kế hoạch dài hạn vì khó có thể thực hiện được.
d. Đã lập kế hoạch rồi thì không được phép điều chỉnh
e. Để đạt được mục tiêu, cần kiên trì thực hiện kế hoạch
CH2: Lựa chọn các việc cần làm và sắp xếp theo thứ tự các bước lập kế hoạch cá nhân
a. Đặt ra nhiều mục tiêu cùng lúc
b. Đưa ra biện pháp khắc phục điểm yếu của bản thân
c. Xác định thời gian hoàn thành
d. Chia mục tiêu lớn thành các mục tiêu nhỏ hơn
e. Đưa ra kế hoạch hành động cụ thể.
g. Xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
h. Xác định mục tiêu cụ thể
i. Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết
CH3: Em có nhận xét gì về cách lập và thực hiện kế hoạch cá nhân của các bạn trong những trường hợp dưới đây?
a. Hiếu thường lên kế hoạch thực hiện nhiều mục tiêu cùng 1 lúc. Nhưng vì có quá nhiều việc phải làm nên bạn không thực hiện được hết các công việc đặt ra trong kế hoạch
b. Khi lập kế hoạch cá nhân, Quỳnh không chỉ chú ý đến mục tiêu và kết quả mà còn tập trung vào quá trình thực hiện. Bạn thường xác định các công việc và mốc thời gian hoàn thành phù hợp với khả năng bản thân và điều kiện thực tế.
c. Mạnh luôn kiên trì thực hiện các nội dung công việc đã đặt ra trong kế hoạch cá nhân. Nếu vì lí do nào đó mà không thực hiện được một việc, bạn sẽ đưa ra phương án điều chỉnh kế hoạch phù hợp để vẫn đạt được mục tiêu đề ra.
d. Hà lập thời gian biểu chi tiết cho các ngày trong tuần, trừ ngày Thứ Bảy, Chủ Nhật vì bạn cho rằng cuối tuần có thể thoải mái làm việc theo ý thích.
CH4: Nhận xét kế hoạch cá nhân
- Em có nhận xét gì về bảng kế hoạch cá nhân của bạn Phương Anh?
- Nếu là Phương Anh, em sẽ điều chỉnh bảng kế hoạch đó như thế nào? Vì sao?
CH5: Xử lí tình huống:
a. Loan viết chữ đẹp nhưng tốc độ viết chậm hơn so với các bạn. Dự định từ giờ đến cuối năm lớp 5 sẽ luyện viết nhanh hơn nhưng chưa biết phải làm thế nào.
Nếu là Loan, em sẽ lập kế hoạch rèn luyện như thế nào?
b. Minh bị thừa cân so với các bạn cùng độ tuổi do ít ăn rau và đặc biệt thích ăn đồ ăn nhanh. Bác sĩ khuyên Minh nên lập kế hoạch thay đổi cách ăn uống, sinh hoạt hằng ngày. Minh không biết phải bắt đầu từ đâu.
Nếu là Minh, em sẽ lập kế hoạch thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt như thế nào?
c. Bà ngoại bị ốm nên mẹ dự định về quê một thời gian để chăm bà. Mẹ dặn Ngọc giúp bố việc nhà và chăm sóc em. Ngọc lo lắng sắp tới sẽ không thể làm được hết các việc như mẹ dặn.
Nếu là Ngọc, em sẽ làm gì?
VẬN DỤNG
CH1: Em hãy xác định một mục tiêu mà em mong muốn đạt được trong thời gian tới và thực hiện các bước lập kế hoạch để hướng tới mục tiêu đó.
CH2: Em hãy sưu tầm một tấm gương hoặc một số câu châm ngôn về sống và làm việc có kế hoạch, từ đó rút ra bài học cho bản thân.
PHẦN II. 5 PHÚT GIẢI BÀI
KHỞI ĐỘNG
CH: Dự định:
- Học tập: Học giỏi, điểm cao Toán, Văn, Anh, Khoa học. Học thuộc lòng, làm bài tập đầy đủ, ôn thi nghiêm túc.
- Cuộc sống: Giúp đỡ bạn bè, tôn trọng thầy cô. Tham gia hoạt động ngoại khóa, phát triển kỹ năng.
1. TÌM HIỂU CÁC LOẠI KẾ HOẠCH CÁ NHÂN
CH:
Trường hợp | Mục tiêu | Thời gian thực hiện | Cách thức thực hiện |
1. (Bạn Nam) | Ôn bài xong, xem bóng đá nhà Tuấn. | Trong ngày | Ôn bài sau khi tan học |
2. (Bạn Quang) | Giải cao cờ vua cấp trường. | Một tháng | Chơi cờ tối với bố, cuối tuần thi đấu CLB. |
3. (Bạn Hà) | Lên 8 giỏi tiếng Anh như chị. | 3 năm | Tối 30 phút nói tiếng anh với chị, xin sách truyện tiếng anh. |
2. TÌM HIỂU VÌ SAO PHẢI LẬP KẾ HOẠCH CÁ NHÂN
CH:
a.
- Thói quen làm việc của Bác: Làm việc có kế hoạch, đúng giờ, suốt ngày, chủ nhật.
- Học tập Bác: đặt mục tiêu, theo kế hoạch.
b.
- Nhận xét: thích tự do, làm việc tùy hứng, gây ra vấn đề.
- Vấn đề: quên, bỏ sót công việc, thiếu thời gian hoàn thành nhiệm vụ => ảnh hưởng hiệu suất học tập, căng thẳng.
- Lý do lập kế hoạch: tổ chức, hiệu quả, ưu tiên, hoàn thành. Hiên: tránh quên, trễ, đủ thời gian.
3. TÌM HIỂU CÁCH LẬP KẾ HOẠCH CÁ NHÂN
CH:
- Mục tiêu, kế hoạch:
+ Mục tiêu: chọn vào đội bóng rổ, tham gia giải đấu cấp huyện.
+ Kế hoạch thời gian: 3 tháng.
+ Đánh giá sức mạnh và điểm yếu: cao, yếu sức bền.
+ Lên kế hoạch tập luyện: tập bóng rổ, chạy bộ.
- Các bước thực hiện:
+ Xác định mục tiêu, thời gian.
+ Đánh giá: mạnh, yếu.
+ Phân tích, lập kế hoạch: phát triển mạnh, khắc phục yếu, lịch trình.
LUYỆN TẬP
CH1:
a. Không tán thành. Kế hoạch cá nhân cần thiết cho tất cả (học sinh, sinh viên, người đi làm...) để tổ chức thời gian, nguồn lực, định hướng, tập trung mục tiêu.
b. Tán thành. Lập kế hoạch giúp cân bằng thời gian học tập, giải trí, làm việc nhà, thư giãn, nghỉ ngơi, làm việc hiệu quả, đạt mục tiêu.
c. Không tán thành. Lập kế hoạch dài hạn giúp định hướng, tiến gần mục tiêu lớn, có cái nhìn tổng thể, chuẩn bị cho thay đổi, điều chỉnh linh hoạt khi cần thiết.
d. Không tán thành. Kế hoạch không cố định, cần điều chỉnh khi cần thiết để thích ứng, tối ưu hóa, biết cách điều chỉnh để đạt mục tiêu hiệu quả hơn.
e. Tán thành. Kiên trì thực hiện kế hoạch quan trọng để đạt mục tiêu, vượt qua khó khăn, duy trì động lực, tiến lên phía trước.
CH2: Việc cần làm: b, c, d, e, g, h,i
Sắp xếp: h – g – b – d – c – e – i
CH3:
a) Hiếu:
- Nhược điểm: Quá tải công việc, thiếu ưu tiên.
- Giải pháp: Tập trung mục tiêu, ưu tiên công việc, xem xét tính khả thi.
b) Quỳnh:
- Ưu điểm: Cân nhắc, linh hoạt, tập trung mục tiêu, kết quả, quá trình, mốc thời gian.
c) Mạnh:
- Ưu điểm: Kiên trì, linh hoạt, sẵn sàng điều chỉnh khi gặp khó khăn.
d) Hà:
- Nhược điểm: Không lập kế hoạch chi tiết cho cuối tuần.
- Giải pháp: Xác định mục tiêu nhỏ, hoạt động thư giãn cho cuối tuần.
CH4:
- Kế hoạch Phương Anh chi tiết, cụ thể.
- Nên bổ sung phần Theo dõi thực hiện để đánh giá, điều chỉnh.
CH5:
a. Luyện viết nhanh:
- Tập viết thường xuyên (ít nhất 30 phút/ngày).
- Rèn luyện kỹ năng với bài tập và sách viết nhanh.
- Nâng cao tốc độ viết và giữ chất lượng chữ.
b. Giảm cân và sống lành mạnh:
- Ăn nhiều rau củ, trái cây, hạn chế đồ ăn nhanh, nhiều chất béo.
- Tập vận động thường xuyên (đi bộ, chạy, bơi lội).
- Nhờ hỗ trợ từ gia đình, bạn bè.
c. Hoàn thành nhiệm vụ được giao:
- Thống nhất với mẹ về công việc và nhờ giúp đỡ.
- Ưu tiên hoàn thành những việc quan trọng nhất.
- Tận dụng thời gian rảnh để làm việc nhà, chăm sóc bản thân.
- Thảo luận với mẹ về khó khăn và tìm giải pháp chung.
VẬN DỤNG
CH1:
- Mục tiêu: Học sinh giỏi lớp 5 (trong 6 tháng)
- Điểm mạnh: Toán, Văn
- Điểm yếu: Tiếng Anh
- Kế hoạch:
+ Mỗi ngày học 30 phút từ vựng tiếng Anh.
+ Giải đề tiếng Anh thứ 7, Chủ nhật.
+ Ghi chép và học 2-3 công thức tiếng Anh mỗi ngày.
CH2:
- Câu chuyện về Bác Hồ: Bác Hồ luôn sắp xếp công việc khoa học cho mọi người, rèn cho họ thói quen làm việc có kế hoạch, tránh sự tùy tiện và nhàn rỗi.
- Bài học: Sống và làm việc đều cần có kế hoạch.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
giải 5 phút Đạo đức 5 kết nối tri thức, giải Đạo đức 5 kết nối tri thức trang 40, giải Đạo đức 5 KNTT trang 40
Bình luận