Tắt QC

Trắc nghiệm Tin học 8 Chân trời bài 2 Thông tin trong môi trường số

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tin học 8 Bài 2 Thông tin trong môi trường số - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nguồn thông tin số khổng lồ, thông dụng nhất hiện nay là

  • A. Internet
  • B. Sách
  • C. Facebook
  • D. Zalo

Câu 2: Yếu tố nào dưới đây không phải là yếu tố cơ bản để nhận biết về độ tin cậy của thông tin trên Internet?

  • A. Lượt xem
  • B. Tác giả
  • C. Mục đích của bài viết
  • D. Trích dẫn

Câu 3: “….. từ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, được kiểm duyệt trước khi đăng tải sẽ có độ tin cậy cao hơn”

Cụm từ thích hợp để điền vào ….. là

  • A. tác giả
  • B. tính cập nhật
  • C. trích dẫn
  • D. nguồn thông tin

Câu 4: Vì sao thông tin đã đưa lên mạng rất khó thu hồi triệt để?

  • A. Vì đối tượng đưa thông tin lên Internet rất đa dạng và mục đích rất khác nhau
  • B. Vì việc sao lưu có thể được thực hiện tự động bởi tính năng đồng bộ dữ liệu giữa các thiết bị, dịch vụ
  • C. Vì thông tin chân thực ban đầu có thể bị làm sai lệch rồi tiếp tục phát tán vì động cơ, lợi ích riêng
  • D. Vì có nguồn thông tin đáng tin cậy nhưng cũng có nguồn thông tin không thực sự đáng tin cậy

Câu 5: Thông tin có độ tin cậy thấp là?

  • A. Kết luận không có chứng cứ
  • B. Ý kiến mang tính cá nhân
  • C. Thông tin được công bố từ lâu
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 6: Thông tin số là

  • A. thông tin được lưu trữ với dung lượng hạn chế bởi nhiều tổ chức, cá nhân
  • B. thông tin không thể sao chép, chỉnh sửa, chia sẻ, được bảo hộ bởi pháp luật
  • C. thông tin được thu thập, lưu trữ, xử lí, truyền, trao đổi thông qua các thiết bị, phương tiện công nghệ kĩ thuật số
  • D. thông tin được đưa lên bởi một số đối tượng, không thể là sai lệch.

Câu 7: Thông tin được mã hóa thành gì mới được chuyển vào máy tính, máy tính bảng?

  • A. Số liệu dạng số
  • B. Dãy bit
  • C. Hình ảnh
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 8: “Bài viết có ….. nguồn thông tin sử dụng trong bài, cung cấp dẫn chứng để xác minh sẽ có độ tin cậy cao hơn”

Cụm từ thích hợp để điền vào ….. là

  • A. nguồn thông tin
  • B. mục đích
  • C. tính cập nhật
  • D. trích dẫn

Câu 9: Đâu là đặc điểm chính của thông tin số?

  • A. Dễ dàng được nhân bản và lan truyền
  • B. Khó bị xóa bỏ hoàn toàn
  • C. Có thể được truy cập từ xa nếu người quản lý đó cho phép
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không thuộc về thông tin số?

  • A. Có thể truy cập từ xa
  • B. Chỉ cho phép một người sử dụng tại một thời điểm
  • C. Nhiều người có thể truy cập đồng thời
  • D. Có công cụ hỗ trợ tìm kiếm, xử lí, chuyển đổi hiệu quả

Câu 11: Thông tin được lưu trữ dưới dạng tệp âm thanh có đuôi là

  • A. .mp4
  • B. .mp3
  • C. .htm
  • D. .png

Câu 12: Thông tin được lưu trữ dưới dạng tệp văn bản có đuôi là

  • A. .mp3
  • B. .jpg
  • C. .doc
  • D. .mov

Câu 13:  Thông tin được lưu trữ dưới dạng tệp hình ảnh không có đuôi nào dưới đây

  • A. .wma
  • B. .jpg
  • C. .gif
  • D. .png

Câu 14: Tầm quan trọng của việc biết khai thác nguồn thông tin đáng tin cậy là

  • A. đưa ra được quyết định phù hợp
  • B. sử dụng nguồn thông tin sai lệch
  • C. hành động không phù hợp
  • D. suy nghĩ không phù hợp

Câu 15: Điền vào chỗ trống: Thông tin số được nhiều tổ chức và cá nhân lưu trữ với dung lượng rất lớn, .......

  • A. được truy cập tự do và có độ tin cậy khác nhau.
  • B. được bảo hộ quyền tác giả và không đáng tin cậy.
  • C. được bảo hộ quyền tác giả và có độ tin cậy khác nhau.
  • D. được bảo hộ quyền tác giả và rất đáng tin cậy.

Câu 16: Điều gì ảnh hưởng đến giá trị và độ tin cậy của thông tin?

  • A. Thẩm quyền và uy tín của tổ chức cung cấp thông tin
  • B. Thẩm quyền và uy tín của cá nhân cung cấp thông tin
  • C. Cả hai đáp án trên đều đúng
  • D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 17: Mức độ tin cậy của thông tin số phụ thuộc vào?

  • A. Nguồn gốc
  • B. Mục tiêu thông tin
  • C. Cả hai đáp án trên đều đúng
  • D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 18: Thông tin số có thể?

  • A. Được lưu trữ rất lớn bởi nhiều cá nhân, tổ chức
  • B. Được cấp quyền truy cập khác nhau
  • C. Cả hai đáp án trên đều đúng
  • D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 19: Khi em đưa một bức ảnh lên trang cá nhân của mình trên mạng xã hội thì ai có quyền được xem?

  • A. Bạn bè ngoài đời của em
  • B. Tất cả mọi người
  • C. Những người có trong danh sách bạn bè trên mạng xã hội
  • D. Cả ba đáp án trên đều sai

Câu 20: Độ tin cậy của ý kiến thấp hơn sự kiện vì?

  • A. Mang nhiều cảm xúc
  • B. Mang định kiến cá nhân
  • C. Cả hai đáp án trên đều đúng
  • D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 21: Bức ảnh số khác với ảnh trên giấy ở?

  • A. Không tốn vật liệu
  • B. Khi bức ảnh được gửi đi thì người gửi vẫn có ảnh
  • C. Cả hai đáp án trên đều đúng
  • D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 22: Thông tin số có thể được truy cập từ xa nếu

  • A. Người quản lý thông tin đó cho phép
  • B. Thông tin có khả năng truyền tải xa
  • C. Thông tin ít dữ liệu
  • D. Đáp án khác

Câu 23: Thông tin số có?

  • A. Nhiều công cụ hỗ trợ tìm kiếm, truy cập, lưu trữ, xử lí và chia sẻ thông tin số
  • B. Quyền tác giả của thông tin số được pháp luật bảo hộ
  • C. Mức độ tin cậy khác nhau
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 24: Cách xác định thông tin có đáng tin cậy hay không là?

  • A. Kiểm tra nguồn thông tin
  • B. Phân biệt ý kiến với sự kiện
  • C. Kiểm tra chứng cứ của kết luận, đánh giá tính thời sự của thông tiin
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 25: Đâu là thông tin không đáng tin cậy?

  • A. Thông tin không trung thực, mang tính chất lừa dối
  • B. Thông tin đồn thổi, dẫn em đến kết luận thiếu căn cứ
  • C. Thông tin thiếu kiểm chứng dẫn em đến quyết định sai lầm
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác