Video giảng Tự nhiên xã hội 2 Cánh diều bài 21: Một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai

Video giảng tự nhiên xã hội 2 Cánh diều bài 21: Một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 21: MỘT SỐ CÁCH ỨNG PHÓ, GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI

Xin chào các em học sinh đến với buổi học hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

- Nêu được một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

- Nêu được một số việc làm để thực hiện phòng tránh rủi ro thiên tai thường xảy ra ở địa phương.

- Luyện tập được một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai thường xảy ra ở địa phương. 

- Có ý thức thực hiện phòng tránh rủi ro thiên tai và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện.

- Có ý thức quan tâm, tìm hiểu hiện tượng thiên tai.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát Hình SGK trang 120 và trả lời câu hỏi: Những người trong hình đang làm gì? Vì sao cần phải làm như vậy?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan sát những việc làm để ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai

Bước 1: Làm việc theo cặp

- GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 121 SGK và trả lời câu hỏi:

+ Trong các hình đó, việc làm nào được thực hiện trước, trong và sau khi bão?

+ Nêu ích lợi của mỗi việc làm đó.

Video trình bày nội dung:

+ Việc làm trước bão: hình 1, 2, 6: Theo dõi tình hình và chuẩn bị lương thực, cách phòng tránh tốt nhất để ứng phó với thiên tai

+ Việc làm trong bão: hình 1,4, 5: Tiếp tục theo dõi tình hình thiên tai trên phương tiện thông tin đại chúng và ở tại nơi an toàn, không ra ngoài

+ Việc làm sau bão: hình 3: Lau dọn, đảm bảo vệ sinh, an toàn sau khi thiên tại đi qua. 

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV yêu cầu một số nhóm báo cáo kết quả trước lớp.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG

Hoạt động 2: Liên hệ thực tế về các việc cần làm để ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai

Bước 1: Làm việc theo cặp

- GV yêu cầu từng cặp HS đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi:

+ Em còn biết việc cần làm nào khác để ứng phó, giảm nhẹ rủi ro do bão gây ra?

+ Nếu địa phương em có bão, em cần làm gì để giữ an toàn cho bản thân và giúp đỡ gia đình?

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV yêu cầu một số nhóm báo cáo kết quả trước lớp.

................................................ 

Nội dung video bài 21: một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác