Video giảng Tự nhiên xã hội 2 Cánh diều bài 13: Thực hành: Tìm hiểu môi trường sống của thực vật và động vật
Video giảng tự nhiên xã hội 2 Cánh diều bài 13: Thực hành: Tìm hiểu môi trường sống của thực vật và động vật. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 13: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
Mến chào các em học sinh đến với buổi học hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Kết nối được các kiến thức đã học về nơi sống của thực vật và động vật trong bài học và ngoài thiên nhiên.
- Biết sử dụng một số đồ dùng cần thiết khi đi tham quan thiên nhiên.
- Có ý thức bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật.
- Có ý thức gữ an toàn khi tiếp xúc với các cây và con vật ngoài thiên nhiên.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV giới trực tiếp vào bài Thực hành: Tìm hiểu môi trường sống của thực vật và động vật (Tiết 1)
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Chuẩn bị đi tìm hiểu, điều tra
Bước 1: Làm việc cá nhân
- GV yêu cầu HS quan sát hình các đồ dùng SGK trang 74 và trả lời câu hỏi: Em cần chuẩn bị những gì khi đi tìm hiểu, điều tra về thực vật và động vật xung quanh?
Bước 2: Làm việc nhóm
- GV hướng dẫn HS trong mỗi nhóm cùng thảo luận để trả lời câu hỏi:
+ Những đồ dùng nào cần mang khi đi tham quan?
+ Vai trò của những đồ dùng đó là gì?
Video trình bày nội dung:
+ Những đồ dùng cần mang khi đi tham quan: ba lô, sổ ghi chép, bình nước, mũ, kính lúp, găng tay
+ Vai trò của những đồ dùng đó: bảo vệ bản thân, sức khỏe (găng tay, mũ, bình nước), đựng các vật dụng cần thiết (ba lô), quan sát và ghi chép các hiện tượng tự nhiên quan sát được (kính lúp, sổ ghi chép).
+ Để bảo vệ môi trường, hạn chế rác thải nhựa, chúng ta nên đựng nước và đồ ăn bằng cách: không sử dụng đồ nhựa dùng một lần, dùng tối đa các đồ có thể tái sử dụng như chai, lọ, hộp nhựa đựng thức ăn, giấy gói hoặc lá gói thức ăn,...
Bước 3: Làm việc cả lớp
- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Để bảo vệ môi trường, hạn chế rác thải nhựa, chúng ta nên đựng nước và đồ ăn bằng vật dụng gì?
Hoạt động 2: Đưa ra một số cách và nội dung để thu thập thông tin về môi trường sống của thực vật, động vật
Bước 1: Làm việc nhóm
- GV yêu cầu HS trong mỗi nhóm cùng quan sát Hình 1, Hình 2 SGK trang 74, 75 và trả lời câu hỏi:
+ Các bạn trong hình đã sử dụng cách nào để thu thập thông tin về thực vật, động vật và môi trường sống của chúng?
+ Dựa vào mẫu Phiếu điều tra, hãy cho biết em cần tìm hiểu, điều tra những gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp
Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm:
- Cách thu thập thông tin về thực vật, động vật và môi trường sống của chúng?
- Em cần tìm hiểu, điều tra những gì?
- Em cần lưu ý gì khi đi tham quan?
Video trình bày nội dung:
+ Cách thu thập thông tin về thực vật, động vật và môi trường sống của chúng: quan sát thực tế (sử dụng kính lúp,...), phỏng vấn người thân, phỏng vấn người dân ở địa phương đó, phỏng vấn thầy cố giáo để thu thập thông tin).
- Em cần tìm hiểu, điều tra về cây cối/con vật; các thực vật, động vật xung quanh chúng; môi trường sống của chúng.
- Em cần lưu ý khi đi tham quan:
+ Khi đi tham quan, đi theo nhóm và lắng nghe hướng dẫn của thầy, cô.
+ Lưu ý giữ an toàn cho bản thân: không hái hoa, bẻ cành lá; không sờ vào bất cứ con vật nào.
................................................
Nội dung video bài 13: Thực hành: tìm hiểu môi trường sống của thực vật và động vật còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.