Video giảng Tự nhiên xã hội 2 Cánh diều bài 14: Cơ quan vận động
Video giảng tự nhiên xã hội 2 Cánh diều bài 14: Cơ quan vận động. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 14: CƠ QUAN VẬN ĐỘNG
Xin chào cả lớp! Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Chỉ và nói được tên các bộ phận chính và chức năng của các cơ
- Dự đoán được điều gì sẽ xảy ra với cơ thể mỗi người nếu cơ quan vận động ngừng hoạt động.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV tổ chức cho HS vừa múa, vừa hát bài Thể dục buổi sáng.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em đã sử dụng bộ phận nào của cơ thể để múa, hát?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Khám phá vị trí các bộ phận của cơ quan vận động trên cơ thể
Bước 1: Làm việc theo cặp
- GV yêu cầu HS quan sát và làm theo gợi ý hình SGK trang 82, nói với bạn những gì em cảm thấy khi dùng tay nắn vào các vị trí trên cơ thể như trong hình vẽ.
- GV đặt câu hỏi: Các em hãy dự đoán bộ phận cơ thể em nắn vào đó thấy mềm là gì?; bộ phận cơ thể em nắn vào thấy cứng là gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp. HS khác nhận xét.
- GV giới thiệu kiến thức:
+ Khi nắn vào những vị trí khác nhau trên cơ thể, nếu em cảm thấy có chỗ mềm, đó là cơ, nếu em cảm thấy cứng, đó là xương.
+ Cơ thể của chúng ta được bao phủ bởi một lớp da, dưới lớp da là cơ (khi nắn vào em thấy mềm, ví dụ ở bắp tay, đùi mông), dưới cơ là xương (vì vậy, cần nắn sâu xuống em mới thấy phần cứng, đó là xương) hoặc ở một số chỗ da gắn liền với xương (khi nắn vào em thấy cứng, ví dụ như ở đầu).
Hoạt động 2: Xác định tên, vị trí một số xương chính và một số khớp xương
Bước 1: Làm việc cả lớp
- GV hướng dẫn HS nói tên và cách chỉ vào vị trí của một số xương (Hình 1, SGK trang 83), khớp xương (Hình 2, SGK trang 83)
Bước 2: Làm việc theo cặp
- GV yêu cầu hai HS lần lượt thay nhau chỉ và nói tên một số nhóm xương chính trên hình 1 và khớp xương trên hình 2.
Bước 3: Làm việc cả lớp
- GV mời đại diện một số cặp lên trước lớp chỉ và nói tên các xương chính trên Hình 1.
- GV giới thiệu kiến thức:
+ Xương đầu gồm xương sọ và xương mặt.
+ Xương cột sống được tạo nên bởi nhiều đốt sống.
+ Nhiều xương sườn gắn với nhau tại thành xương lồng ngực.
Hoạt động 3: Xác định tên, vị trí một số cơ chính
Bước 1: Làm việc theo cặp
- GV yêu cầu HS quan sát hình hệ cơ nhìn mặt từ trước và mặt sau trang 84 SGK và yêu cầu HS lần lượt chỉ và nói tên một số cơ chính trong các hình.
Video trình bày nội dung:
Một số cơ chính: cơ mặt, cơ cổ, cơ vai, cơ ngực, cơ tay, cơ bụng, cơ đùi, cơ lưng, cơ mông.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Cơ quan vận động bao gồm những bộ phận chính nào?
Video trình bày nội dung:
Cơ quan vận động bao gồm những bộ phận: bộ xương và hệ cơ.
................................................
Nội dung video bài 14: cơ quan vận động còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.