Video giảng Tự nhiên xã hội 2 Cánh diều bài 16: Cơ quan hô hấp

Video giảng tự nhiên xã hội 2 Cánh diều bài 16: Cơ quan hô hấp. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 16: CƠ QUAN HÔ HẤP

Thân mến chào các em học sinh đến với buổi học hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

- Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan hô hấp trên sơ đồ.

- Nêu được chức năng từng bộ phận chính của cơ quan hô hấp. 

- Biết cách bảo vệ cơ quan hô hấp.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- GV tổ chức cho HS cả lớp tập động tác vươn thở trong bài thể dục.

- GV giúp HS hiểu: Thở là cần thiết cho cuộc sống. Hoạt động thở của con người được thực hiện ngay từ khi mới được sinh ra và chỉ ngừng lại khi đã chết. 

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Xác định các bộ phận chính của cơ quan hô hấp

Bước 1: Làm việc theo cặp

- GV yêu cầu HS chỉ và nói tên các bộ phận chính của cơ quan hô hấp trên sơ đồ trang 93 SGK.

Video trình bày nội dung:

Các bộ phận chính của cơ quan hô hấp bao gồm mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi.

Bước 2: Làm việc cả lớp

-  GV mời một số cặp lên bảng chỉ và nói tên các bộ phận chính của cơ quan hô hấp trên sơ đồ trước lớp.

Hoạt động 2: Thực hành khám phá cử động hô hấp

Bước 1: Làm việc cả lớp

-  GV nói với cả lớp: “Chúng ta sẽ làm thực hành để nhận biết các cử động hô hấp”.

-  GV tổ chức cho HS làm động tác hít vào thật sâu và thở ra thật chậm. Đồng thời GV hướng dẫn HS cách đặt một tay lên ngực và tay kia lên bụng ở vị trí như hinh vẽ trang 93 SGK để cảm nhận sự chuyển động của ngực và bụng khi em hít vào thụt sâu và thở ra thật chậm. 

Bước 2: Làm việc theo nhóm

- GV hướng dẫn HS: Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng thực hành để nhận biết các cử động hô hấp theo hướng dẫn trong SGK và chia sẻ nhận xét về sự chuyển động của ngực bụng khi hít vào thở ra. 

Bước 3: Làm việc cả lớp

-  GV mời đại diện một số nhóm trình bày trước lớp về sự chuyển động của bụng và ngực khi hít vào và khi thở  ra.

-  GV giới thiệu kiến thức: Thở bao gồm hai giai đoạn: hít vào (lấy không khí vào phổi) và thở ra (thải khong khi ra ngoài). Khi hít vào thật sâu em thấy bụng phình ra, lồng ngực phồng len, khong khí tràn vào phổi. Khi thở ra, bụng thót lại, lồng ngực hạ xuống, đẩy không khí từ phổi ra ngoài.

Hoạt động 3: Tìm hiểu chức năng các bộ phận của cơ quan hô hấp

Bước 1: Làm việc theo cặp

- GV yêu cầu HS quan sát hình hít vào và thở ra trang 94 SGK, lần lượt từng em chỉ vào các hình và nói về đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra.

Video trình bày nội dung:

+ Đường đi của không khí: Khi ta hít vào, không khí đi qua mũi, khí quàn, phế quản vào phổi. Khi ta thở ra không khí từ phổi đi qua phế quản, khí quản, mũi ra khỏi cơ thể. 

+ Nếu cơ quan hô hấp ngừng hoạt động, cơ thể sẽ chết.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời một số cặp lên trình bày đường đi của không khí trước lớp. 

-  GV yêu cầu HS cả lớp thảo luận câu hỏi ở trang 94 SGK: Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu cơ quan hô hấp ngừng hoạt động?

................................................ 

Nội dung video bài 16: cơ quan hô hấp còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác