Video giảng Toán 7 chân trời bài 4 Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác
Video giảng Toán 7 chân trời bài 4 Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 4. DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ THỂ TÍCH CỦA HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG TAM GIÁC, HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG TỨ GIÁC.
Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Ghi nhớ công thức tính diện tích xung quanh, thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, em hãy nhắc lại công thức tính diện tích xung quanh và thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1: Tìm hiểu diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng
Em hãy trình bày công thức tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng?
Video trình bày nội dung:
Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng bằng chu vi đayý nhân với chiều cao.
(là chu vi đáy, h là chiều cao)
Chú ý: Diện tích toàn phần của lăng trụ đứng bằng tổng diện tích xung quanh và diện tích hai đáy.
Nội dung 2: Tìm hiểu thể tích của hình lăng trụ đứng
Em hãy trình bày công thức tính thể tích của hình lăng trụ đứng.
Video trình bày nội dung:
Thể tích của hình lăng trụ đứng bằng diện tích đáy nhân với chiều cao.
(là diện tích đáy, h là chiều cao)
Nội dung 3: Tìm hiểu diện tích xung quanh và thể tích của một số hình khối trong thực tiễn
Em hãy vận dụng công thức trên để hoàn thành thực hành 4 và vận dụng.
Video trình bày nội dung:
Thực hành 4.
Thể tích khối bê tông là:
V = Sđáy . h
=. 24.7. 22 = 1848 (m3)
Vận dụng:
Chiếc hộp hình lăng trụ có 2 đáy là hình thang và các mặt bên là hình chữ nhật.
Diện tích xung quanh chiếc hộp là:
Sxq = Cđáy . h
= (6+4+8+4+10).3 = 96 (cm2)
Diện tích 2 đáy là:
S2đáy = (10+4).8: 2 . 2 = 112 (cm2)
Các mặt cần sơn gồm hai mặt đáy và 3 mặt bên (trừ mặt bên dưới)
Diện tích phần cần sơn là:
96 + 112 – 8.3 = 184 (cm2)
………..
Nội dung video Bài 4: Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.