Video giảng sinh học 10 cánh diều bài: Ôn tập chương 2

Video giảng sinh học 10 cánh diều bài: Ôn tập chương 2. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

ÔN TẬP CHƯƠNG 2: THÀNH PHẦN HOÁ HỌC Ở TẾ BÀO

Xin chào các em, chúng ta lại có hẹn với nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Tìm được từ khóa và sử dụng được thuật ngữ khoa học để kết nối thông tin theo logic có ý nghĩa trong việc hệ thống hóa kiến thức về thành phần hóa học của tế bào.
  • Sử dụng được các hình thức ngôn ngữ biểu đạt khác nhau để hoàn thành các bài tập ôn tập phần 2.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài học, chúng ta cùng trả lời câu hỏi sau: Sự chuyển hóa năng lượng trong các quá trình?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Mất nước sẽ khiến cho các phản ứng trong tế bào không thể thực hiện được, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động sống của tế bào vì nước là "dung môi của sự sống", có thể hòa tan nhiều hợp chất và tham gia trực tiếp vào nhiều phản ứng trong tế bào.

2. Ví dụ phân tử Protein: để thực hiện các hoạt động sống, protein phải có cấu trúc không gian 3 chiều đặc trưng, được hình thành từ các bậc cấu trúc khác nhau.

+ Cấu trúc bậc 1 của phân tử protein là trình tự sắp xếp các amino acid trong chuỗi polypeptide và được ổn định bằng liên kết peptide. Cấu trúc bậc 1 đặc trưng cho từng loại protein và là một cơ sở để xác định quan hệ họ hàng của các sinh vật.

+ Cấu trúc bậc 2 là dạng xoắn hoặc gấp nếp cục bộ trong không gian của chuỗi polypeptide nhờ các liên kết hydrogen giữa các nguyên tử H và O của các liên kết peptide.

+ Cấu trúc bậc 3 là dạng cuộn lại trong không gian của toàn chuỗi polypeptide nhờ liên kết disulfide (S – S) giữa hai gốc cysteine ở xa nhau trong chuỗi và các liên kết yếu như tương tác kị nước, liên kết hydrogen, liên kết ion giữa các gốc R.

+ Đối với những phân tử protein gồm hai hay nhiều chuỗi polypeptide có cấu trúc không gian ba chiều đặc trưng, các chuỗi này tương tác với nhau tạo thành cấu trúc bậc 4.

3. Nếu xem tế bào nhân thực như một nhà máy sản xuất một sản phẩm nào đó thì:

- Màng sinh chất đóng vai trò là cổng ra vào vì màng sinh chất cho các chất ra, vào tế bào một cách chọn lọc.

- Nhân tế bào là bộ phận điều khiển vì nhân tế bào có vai trò điều khiển hoạt động sống của tế bào.

- Các bào quan sản xuất như ribosome, lưới nội chất là bộ phận trực tiếp làm ra sản phẩm đó vì chức năng của các bào quan này là tạo ra các sản phẩm như protein, lipit,...

- Ti thể là bộ phận đốt nhiên liệu để tạo ra sản phẩm vì ti thể thực hiện hô hấp tế bào chuyển hóa các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.

- Bộ máy Golgi là bộ phận đóng gói sản phẩm vì chức năng của bộ máy Golgi là sửa đổi, phân loại, đóng gói và vận chuyển các sản phẩm đến các bào quan hoặc xuất ra khỏi màng

4. - E1, E2, E3: Trung tâm hoạt động

   - B, C: Cơ chất

  - A, B, C, D: Sản phẩm

5. - X, Y: H2O, CO2 ; T: Pyruvic acid; H: Lactic acid.

   - Sự chuyển hóa năng lượng trong các quá trình:

+ Quá trình quang tổng hợp: năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành năng lượng hóa năng.

+ Quá trình hô hấp tế bào: Hóa năng trong glucose được chuyển hóa thành hóa năng dễ sử dụng tích trữ trong ATP.

+ Quá trình lên men: Hóa năng trong glucose được chuyển hóa một phần thành hóa năng tích trữ trong các chất hữu cơ.

6. Các giai đoạn của quá trình truyền thông tin giữa tế bào tuyến nội tiết và tế bào đích:

+ Tiếp nhận thông tin: phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể làm thay đổi hình dạng thụ thể dẫn đến hoạt hóa thụ thể.

+ Truyền tin nội bào: thụ thể được hoạt hóa sẽ hoạt hóa các phân tử nhất định trong tế bào theo chuỗi tương tác tới các phân tử đích.

+ Đáp ứng: những thay đổi trong tế bào đích như tăng cường phiên mã, dịch mã, thay đổi quá trình chuyển hóa một hay một số chất,...

7. Cơ chế duy trì ổn định bộ NST của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể là nhờ vào sự kết hợp của 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh vì:

+ Quá trình nguyên phân: duy trì bộ NST của loài qua các thế hệ nhờ quá trình tự nhân đôi và phân li đồng đều của các NST trong quá trình nguyên phân

+ Giảm phân: tạo ra các giao tử mang bộ NST đơn bội của loài

+ Thụ tinh: kết hợp bộ NST đơn bội của loài tạo ra hợp tử lưỡng bội 2n. Hợp tử phát triển thành phôi và tạo nên cơ thể mới. Từ đó, duy trì bộ NST của loài sinh sản hữu tính ổn định qua các thế hệ.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Để củng cố lại kiến thức, bây giờ chúng ta cùng hoàn thành nhanh các bài tập sau đây:

Câu 1: Chọn ý đúng: Trong quy trình nhân bản vô tính ở động vật, tế bào được sử dụng để nhân bản là?

  1. tế bào động vật
  2. tế bào tuyến sinh dục
  3. tế bào tuyến vú
  4. tế bào sinh dưỡng ban đầu

Video trình bày nội dung:

=> Đáp án đúng làD.  tế bào sinh dưỡng ban đầu

Câu 2: Công trình nghiên cứu của nhà thực vật học Matthias Schleiden và nhà động vật học Theodor Schwann cho thấy

  1. Cơ thể sống được cấu tạo từ các tế bào.
  2. Vi khuẩn có cấu tạo gồm một tế bào.
  3. Sự tương đồng của tế bào thực vật và tế bào động vật.
  4. Cơ thể sống được cấu tạo từ các phân tử.

Video trình bày nội dung:

=> Đáp án đúng là c. Sự tương đồng của tế bào thực vật và tế bào động vật.

Câu 3: Nội dung của học thuyết tế bào do Schleiden và Schwann đưa ra là

  1. Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào là các sản phẩm của tế bào
  2. Mọi tế bào đều được cấu tạo từ các bào quan
  3. Tế bào động vật và thực vật có sự tương đồng
  4. Tế bào là đơn vị chức năng của sự sống

Video trình bày nội dung:

=> Đáp án đúng là A. Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào là các sản phẩm của tế bào

Câu 4: Nhận định nào sau đây không đúng về các nguyên tố chủ yếu của sự sống (C, H, O, N)?

  1. Là các nguyên tố phổ biến trong tự nhiên.
  2. Có tính chất lý, hóa phù hợp với các tổ chức sống.
  3. Có khả năng liên kết với nhau và với các nguyên tố khác tạo nên đa dạng các loại phân tử và đại phân tử.
  4. Hợp chất của các nguyên tố này luôn hòa tan trong nước.

Video trình bày nội dung:

=> Đáp án đúng là D. Hợp chất của các nguyên tố này luôn hòa tan trong nước.

Câu 5: Nguyên tố vi lượng là những nguyên tố có đặc điểm nào sau đây?

  1. Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn các nguyên tố khác
  2. Có hàm lượng chiếm dưới 10−5 khối lượng khô của cơ thể
  3. Có hàm lượng chiếm dưới 10−3 khối lượng khô của cơ thể
  4. Có hàm lượng chiếm dưới 10−4 khối lượng khô của cơ thể

Video trình bày nội dung:

=> Đáp án đúng là D. Có hàm lượng chiếm dưới 10−4 khối lượng khô của cơ thể

………..

Nội dung video bài Ôn tập chương 2 – Thành phần hóa học ở tế bào còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

Xem video các bài khác