Video giảng Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều Bài 9: Thăng Long – Hà Nội

Video giảng Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều Bài 9: Thăng Long – Hà Nội. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 9: THĂNG LONG – HÀ NỘI

Chào mừng tất cả các em đến với bài học đầy thú vị và bổ ích của ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Xác định được vị trí địa lí của Thăng Long – Hà Nội trên bản đồ hoặc lược đồ.
  • Nêu được đặc điểm tự nhiên của Thăng Long – Hà Nội thể hiện ở “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn.
  • Nêu được một số tên gọi khác của Thăng Long – Hà Nội.
  • Trình bày được một số nét chính về lịch sử Thăng Long – Hà Nội thông qua các tư liệu tranh ảnh, câu chuyện lịch sử về Thăng Long tứ trấn, sự tích Hồ Gươm, Hoàng Diệu chống thực dân Pháp, chuyện Hà Nội đánh Mỹ.
  • Sử dụng các nguồn tư liệu lịch sử và địa lí, nêu được Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam.
  • Thể hiện được ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa Thăng Long – Hà Nội.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài học, chúng ta cùng thảo luận trả lời câu hỏi sau.

Em hãy kể tên những địa danh, di tích, thắng cảnh của Hà Nội mà em biết.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên và tên gọi khác của Thăng Long – Hà Nội

Các em thảo luận và hoàn thành các yêu cầu:

  • Quan sát hình 1 SHS tr.47, xác định vị trí địa lí của Thăng Long – Hà Nội, xác định những tỉnh tiếp giáp với Hà Nội.
  • Nêu đặc điểm tự nhiên của Thăng Long được thể hiện trong Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn.
  • Kể được một số tên gọi khác của Thăng Long – Hà Nội.

Video trình bày nội dung:

+ Vị trí, tiếp giáp:

  • Vị trí: nằm ở trung tâm của vùng Đồng bằng Bắc Bộ. 
  • Tiếp giáp các tỉnh: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên; Bắc Giang; Bắc Ninh; Hưng Yên; Hà Nam; Hòa Bình.

+ Đặc điểm tự nhiên:

  • “ở giữa khu vực trời đất, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước”.
  • “mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh”.
  • “là nơi thắng địa, là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương”.

+ Tên gọi khác: Tống Bình, Đại La, Thăng Long, Đông Đô, Đông Quan,...

Nội dung 2. Một số nét chính về lịch sử Thăng Long – Hà Nội

Để hiểu rõ phần này, các em cần trả lời các yêu cầu sau:

  • Đọc thông tin SGK về Thăng Long tứ trấn và quan sát từ hình 2 đến hình 5 SHS tr.48 và hoàn thành Phiếu học tập:

Tên đền

Trấn phía

Thăng Long tứ trấn

Bạch Mã

 

Voi Phục

 

Kim Liên

 

Quán Thánh

 

Vì sao gọi là “Thăng Long tứ trấn”

  • Đọc thông tin về sự tích Hồ Gươm, quan sát hình 6, hãy kể lại câu chuyện sự tích Hồ Gươm.
  • Đọc thông tin và quan sát hình 7, hãy kể lại câu chuyện về Hoàng Diệu chống thực dân Pháp.
  • Đọc thông tin về chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”, quan sát hình 8, trình bày tóm tắt về chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.

Video trình bày nội dung:

- Thăng Long tứ trấn:

Tên đền

Trấn phía

Thăng Long tứ trấn

Bạch Mã

Đông

Voi Phục

Tây

Kim Liên

Nam

Quán Thánh

Bắc

Gọi là “Thăng Long tứ trấn” vì: theo tín ngưỡng dân gian, bốn ngôi đền thờ các vị thần thiêng liêng, trấn giữ bốn phía để bảo vệ kinh thành Thăng Long. 

- Sự tích Hồ Gươm: Hồ Gươm nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội. Trước đây có tên là hồ Tả Vọng. Tên gọi hồ Gươm gắn với câu truyện truyền thuyết về: vua Lê Lợi trả lại gươm báu cho Long Quân (sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn).

- Hoàng Diệu chống thực dân Pháp: 

+ Năm 1882, thực dân Pháp lấy cớ triều đình nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất để đem quân ra xâm lược Bắc Kì lần thứ hai. 

+ Sáng ngày 25/4/1882, người Pháp đưa tối hậu thư buộc Tổng đốc Hoàng Diệu phải đầu hàng và ngay sau đó đã tấn công thành Hà Nội. Tổng đốc Hoàng Diệu lên mặt thành đốc quân chiến đấu quyết liệt. 

+ Mặc dù Hoàng Diệu và quân đội triều đình quyết tâm bảo vệ, nhưng trước sức tấn công của quân Pháp thành Hà Nội thất thủ. Để giữ trọn khí tiết, Hoàng Diệu đã tuẫn tiết trong vườn Võ Miếu.

- Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972:

+ Từ ngày 18/12/1972, để huỷ diệt thành phố Hà Nội và các thành phố lớn của miền Bắc Việt Nam, Mỹ huy động hàng chục tốp máy bay B-52 và các loại máy bay khác ném bom vào cả bệnh viện, trường học, khu phố, bến xe,... ở Hà Nội làm cho hàng nghìn người chết và bị thương. 

+ Quân dân miền Bắc trong đó có Hà Nội đã kiên cường đánh trả máy bay Mỹ, trong 12 ngày đêm (từ ngày 18/12/1972 đến ngày 29/12/1972) đã bắn rơi 81 máy bay của Mỹ, trong đó có 34 máy bay B-52.

+ Thắng lợi này đã buộc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam, kí Hiệp định Pa-ri (Paris) năm 1973, công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Nội dung 3. Hà Nội – Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục quan trọng

Em hãy: 

  • Nêu dẫn chứng Hà Nội là trung tâm chính trị quan trọng của Việt Nam. 
  • Nêu dẫn chứng Hà Nội là trung tâm kinh tế quan trọng của Việt Nam.
  • Nêu dẫn chứng Hà Nội là trung tâm văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam.

Video trình bày nội dung:

- Hà Nội là trung tâm chính trị quan trọng: có các cơ quan Trung ương (Quốc hội, Chính phủ,...), có trụ sở đại sứ quán các nước,...

- Hà Nội là trung tâm kinh tế quan trọng: có nhiều ngành công nghiệp, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối (chợ Đồng Xuân),...

- Hà Nội là trung tâm văn hóa, giáo dục quan trọng: có nhiều di tích lịch sử - văn hóa (chùa Một Cột, Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Nhà hát lớn Hà Nội,...), các trường đại học, viện nghiên cứu, bảo tàng, thư viện,...

………..

Nội dung video bài 9: Thăng Long – Hà Nội còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác