Video giảng Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều Bài 17: Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên

Video giảng Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều Bài 17: Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 17: LỄ HỘI CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN

Chào mừng các em quay lại trở lại với tiết học của ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Kể được tên một số dân tộc ở vùng Tây Nguyên.
  • Sử dụng lược đồ phân bố dân cư hoặc bảng số liệu, so sánh được sự phân bố dân cư ở vùng Tây Nguyên với các vùng khác.
  • Trình bày được một số hoạt động kinh tế chủ yếu ở vùng Tây Nguyên.
  • Mô tả được một số nét văn hóa ở làng quê vùng Tây Nguyên.
  • Nêu được truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng của đồng bào Tây Nguyên, có sử dụng một sồ tư liệu tranh ảnh, câu chuyện lịch sử.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài học, chúng ta cùng tổ chức trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”:

Các em nhìn các hình ảnh để đoán ra từ khóa của hình ảnh đó.

BÀI 17: LỄ HỘI CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN

Hình 1

BÀI 17: LỄ HỘI CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN

Hình 2

BÀI 17: LỄ HỘI CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN

Hình 3

BÀI 17: LỄ HỘI CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN

Hình 4

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Tìm hiểu về chủ nhân của không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Em hãy kể tên một số dân tộc là chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.

Video trình bày nội dung:

- Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải dài ở các tỉnh Tây Nguyên

- Chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là cư dân của các dân tộc như: Ba Na, Gié Triêng, Xơ Đăng, Rơ Măm, Mnông, Cơ Ho, Mạ, Brâu, Ê Đê, Gia Rai, Chu Ru.

Nội dung 2. Tìm hiểu vai trò của cồng chiêng trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Em hãy Tìm hiểu vai trò của cồng chiêng trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Video trình bày nội dung:

- Cồng chiêng được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày và trong các nghi lễ của đồng bào Tây Nguyên:

+ Cồng chiêng gắn liền với đời sống tinh thần của người Tây Nguyên từ lúc sinh đến khi qua đời.

+ Trong cuộc sống hằng ngày: hoạt động vui chơi, giải trí hoặc đón tiếp khách,...

+ Trong các nghi lễ: lễ Cắt rốn trẻ sơ sinh, lễ Trưởng thành, lễ Tiễn linh hồn người chết, lễ Mừng lúa mới, lễ Xuống đồng,...

Nội dung 3. Tìm hiểu  những nét chính về lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên

Các em hãy Mô tả những nét chính của lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên.

Video trình bày nội dung:

- Thời gian tổ chức: Từ tháng 3 đến tháng 12 (dương lịch) hàng năm

- Địa điểm tổ chức: Luân phiên ở 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên.

- Phần lễ: Nghe lịch sử và một số văn hóa của người Tây Nguyên. Tiếp đó là hoạt động tái hiện lại các nghi lễ truyền thống như: lễ cúng Cơn mưa đầu mùa,lễ Mừng lúa mới, lễ Mừng nhà rông mới...

- Phần hội: Các hoạt động đặc sắc như: hát dân ca, diễn xướng sử thi Tây Nguyên...

………..

Nội dung video Bài 16: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hoá ở vùng Tây Nguyên còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác