Video giảng Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều Bài 21: Địa đạo Củ Chi
Video giảng Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều Bài 21: Địa đạo Củ Chi. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 21. ĐỊA ĐẠO CỦ CHI
Chào mừng các em quay lại trở lại với tiết học của ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Xác định được vị trí của Địa đạo Củ Chi trên bản đồ hoặc lược đồ.
- Mô tả được một số công trình tiêu biểu trong Địa đạo Củ Chi, có sử dụng tranh ảnh, tài liệu lịch sử.
- Sưu tầm và kể lại được một số câu chuyện lịch sử về việc đào hầm ở Củ Chi, chống Mỹ ở Địa đạo Củ Chi
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, chúng ta cùng Xem video về Địa đạo Củ Chi và thực hiện phiếu KWLH:
https://www.youtube.com/watch?v=qAealTr9lqY
Know? (Em đã biết gì về Địa đạo Củ Chi?) | Want? (Em muốn biết gì về Địa đạo Củ Chi?) | Learn? (Em đã học được gì về Địa đạo Củ Chi?) | How? (Em sẽ giới thiệu về Địa đạo Củ Chi với bạn của em như thế nào?) |
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Xác định vị trí địa lí của Địa đạo Củ Chi trên lược đồ
Em hãy Xác định vị trí địa lí của Địa đạo Củ Chi trên lược đồ.
Video trình bày nội dung:
- Địa đạo được xây dựng ở huyện Củ Chi, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70km về phía tây bắc.
- Hiện nay, di tích Địa đạo Củ Chi được bảo tồn ở hai địa điểm: Địa đạo Bến Dược thuộc xã Phú Mỹ Hưng và Địa đạo Bến Đình thuộc xã Thuận Đức, huyện Củ Chi.
Nội dung 2. Mô tả một số công trình tiêu biểu trong Địa đạo Củ Chi
Tìm hiểu về một công trình: bệnh viện dã chiến, bếp Hoàng Cầm.
Video trình bày nội dung:
- Bệnh viện dã chiến nằm ở tầng cuối cùng trong lòng địa đạo. Nơi đây có hầm giải phẫu, các cơ sở vật chất y tế phục vụ cuộc kháng chiến.
- Bếp Hoàng Cầm là một loại bếp đặc biệt, mang tên người tạo ra nó. Điểm độc đáo của loại bếp này là làm hạn chế tối đa khỏi toả lên trên mặt đất khi nấu, không để đối phương phát hiện. Bếp được sử dụng phổ biến trong địa đạo, nằm ở tầng trên cùng, cách mặt đất khoảng 3 m.
Nội dung 3. Kể lại một số câu chuyện lịch sử về việc đào hầm ở Củ Chi, chống Mỹ ở Địa đạo Củ Chi
Các em cùng thảo luận và trả lời câu hỏi:
• Kể lại câu chuyện lịch sử về đào hầm ở Củ Chi, chống Mỹ ở Địa đạo Củ Chi.
• Nêu cảm nghĩ của mình về tinh thần chiến đấu, chống giặc của quân và dân Củ Chi.
Video trình bày nội dung:
HS trình bày và chia sẻ cảm nghĩ.
………..
Nội dung video bài 21. Địa đạo củ chi còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.