Video giảng Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều Bài 4: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hoá ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Video giảng Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều Bài 4: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hoá ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 4: DÂN CƯ, HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ MỘT SỐ NÉT VĂN HOÁ Ở VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

Cô chào cả lớp, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!

 

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

- Kể được tên một số dân tộc sinh sống ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Nhận xét được một cách đơn giản sự phân bố dân cư ở vùng Trung du và miền núi - Bắc Bộ thông qua lược đồ phân bố dân cư.

- Nêu được một số cách thức khai thác tự nhiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Mô tả được một số nét văn hóa của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (chợ phiên vùng cao, lễ hội Tồng Ngồng, múa Xòe Thái).

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài học, cô có một câu hỏi muốn chúng ta cùng suy nghĩ và chia sẻ: Trung Du và miền núi Bắc Bộ nổi tiếng về những ruộng bậc thang “treo” trên các sườn núi, những phiên chợ vùng cao rực rỡ sắc màu và nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á. Nếu được đi du lịch đến vùng này, em mong muốn được chiêm ngưỡng cảnh vật và nét văn hóa nào nơi đây?

Ở bài học trước, các em đã được tìm hiểu về Thiên nhiên vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ, hôm nay chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu thêm về dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa tại nơi đây để hiểu hơn về vùng này nhé!

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1: Dân cư

Các em hãy nhìn vào Hình 1 Lược đồ mật độ dân số ở vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ năm 2002 và cho biết:

  • Em hãy kể tên một số dân tộc sinh sống ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. 
  • Em có nhận xét gì về sự phân bố dân cư thông qua việc quan sát lược đồ phân bố dân cư vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Video trình bày nội dung:

- Một số dân tộc sinh sống ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ: Kinh, Mường, Tày, Nùng, Thái, Mông, Dao…

- Nhận xét về sự phân bố dân cư: 

+ Dân cư thưa thớt

+ Phân bố có sự khác nhau giữa miền núi và trung du. Ở những vùng cao thì dân cư thưa hơn các vùng thấp và đô thị.

Nội dung 2: Hoạt động sản xuất

Em hãy quan sát vào Hình 2 Ruộng bậc thang (tỉnh Hà Giang) và trả lời câu hỏi:

  • Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu? Người dân làm ruộng bậc thang như thế nào? Người dân thường trồng cây gì trên ruộng bậc thang?
  • Hãy nêu cách khai thác sức nước để sản xuất điện.
  • Ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có những loại khoáng sản nào? Cách thức khai thác khoáng sản ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ như thế nào?

Video trình bày nội dung:

- Làm ruộng bậc thang:

+ Ruộng bậc thang thường được làm ở sườn núi, sườn đồi có nguồn nước từ khe suối, có khả năng tạo mặt bằng, ít sỏi đá.

+ Người dân làm ruộng bậc thang bằng cách san thành các mặt bằng ruộng nối tiếp nhau như bậc thang và làm bờ để giữ nước, chặn đất khỏi bị xói mòn.

+ Người dân thường trồng lúa nước trên ruộng bậc thang.

- Xây dựng các công trình thuỷ điện: Nhà nước và nhân dân đắp đập, ngăn sông tạo thành hồ lớn và dừng sức nước chảy từ trên cao xuống để chạy tua – bin sản xuất điện.

- Khai thác khoáng sản: 

+ Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi có nhiều loại khoáng sản nhất nước ta, nhiều hơn cả là than, sắt, thiếc, a-pa-tít,…

+ Các hình thức khai thác:

  • Với mỏ lộ thiên: chỉ cần bóc đi lớp đất, đá bên trên là lấy được khoáng sản.
  • Với khai thác khoáng sản trong hầm lò: phải đào hầm lò mới lấy được khoáng sản; rất vất vả và nguy hiểm, cần có biện pháp để bảo đảm an toàn cho công nhân.

Nội dung 3: Một số nét văn hoá

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nổi tiếng với nhiều nét văn hóa đặc sắc. Em hãy mô tả một số nét nổi bật của các dân tộc ở vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ của những hoạt động sau:

  • Mô tả về chợ phiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. 
  • Mô tả về lễ hội Tồng Ngồng ở vùng Trung du mà miền núi Bắc Bộ.
  • Mô tả về nghệ thuật múa Xòe Thái ở vùng Trung du mà miền núi Bắc Bộ.

Video trình bày nội dung:

- Chợ phiên vùng cao

+ Thường họp vào những ngày nhất định, rất đông vui.

+ Chợ phiên không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ, vui chơi, giao lưu văn hóa của người dân.

+ Chợ phiên cũng là nơi lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc về ẩm thực, trang phục.

- Lễ hội Lồng Tồng

+ Còn được gọi là lễ hội xuống đồng của các dân tộc Tày, Nùng,… để cầu trời cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đời sống ấm no. 

+ Thường được tổ chức vào đầu mùa xuân.

+ Hoạt động chính của lễ hội là nghi thức xuống đồng với nghi thức cày đường cày đầu tiên, thi cấy,…

+ Trong lễ hội có các trò chơi dân gian: kéo co, đẩy gậy, bịt mắt đập trống,…

- Xòe Thái

+ Là loại hình múa truyền thống, đặc sắc, có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần người Thái.

+ Có nhiều điệu, trong đó xòe vòng là phổ biến nhất. Các vòng xòe thường được xác định “tâm xòe” bởi một hũ rượu cần hoặc đống lửa.

+ Năm 2021, nghệ thuật Xòe Thái được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

..............

Nội dung video Bài 4 Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

Xem video các bài khác