Video giảng Lịch sử 9 chân trời Bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930

Video giảng Lịch sử 9 Chân trời Bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 5: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ NHỮNG NĂM 1918 – 1930

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Mô tả được những nét chính của phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930.
  • Năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng thông tin của một số tư liệu lịch sử (5.1 – 5.4) và phần Em có biết và Nhân vật lịch sử để tìm hiểu về những nét chính của phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930.
  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Mô tả được những nét chính của phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930; Phân tích được nguyên nhân và hệ quả của phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức lịch sử đã học để viết được đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) chia sẻ quan điểm của bản thân về câu nói nổi tiếng phản ánh tư tưởng của Nguyễn Thái Học.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài học, hãy cùng thầy/cô nghe bài hát: “Đảng đã cho ta một mùa xuân” của nhạc sĩ Phạm Tuyên: “Bao năm khổ đau đất nước ta không mùa xuân. Cuộc đời tăm tối chốn lao tù bao hờn căm. Vừng dương hé sáng khi khắp nơi ta có Đảng. Bóng tối lui dần tiếng chim vui hót vang”. 

Theo em, lời bài hát gợi cho em nhớ đến tình hình nước ta trước khi có Đảng ra đời như thế nào? Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về hoạt động đấu tranh của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam từ năm 1918 đến năm 1930.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Phong trào đấu tranh của tư sản, tiểu tư sản những năm 1918 – 1930

Với hiểu biết của mình, các em hãy trình bày những nét chính về phong trào dân tộc dân chủ của nhân dân Việt Nam những năm 1918 – 1930. 

Video trình bày nội dung:

- Phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản: phong trào “chấn hưng  nội hoá, bài trừ ngoại hoá” (1919); phong trào đấu tranh chống tư bản Pháp độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam Kỳ (1923).

- Phong trào đấu tranh của tầng lớp trí thức,học sinh, sinh viên: xuất bản các tờ báo như: Chuông rè, An Nam trẻ,..., lập ra các nhà xuất bản như: Cường học thư xã, Nam đồng thư xã,... để truyền bá tư tưởng yêu nước, tiến bộ; lập ra các tổ chức chính trị như: Thanh niên cao vọng (1923), Việt Nam Nghĩa đoàn (1925), Hội Phục Việt (1925), Đảng Thanh niên (1926),... làm nòng cốt trong các phong trào đấu tranh yêu nước; đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925) và lễ truy điệu, để tang Phan Châu Trinh (1926).

Nội dung 2. Phong trào công nhân

Phong trào công nhân từ năm 1919 đến 1929 đã có nhiều hoạt động đấu tranh đáng chú ý. Các em hãy nêu những nét chính của phong trào này và cho biết giai cấp nào đã đi đầu trong phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa vào năm 1919.

Video trình bày nội dung:

+ Từ năm 1919 đến năm 1929, phong trào đấu tranh của công nhân chủ yếu diễn ra dưới hình thức bãi công, đòi việc làm và tăng lương.

+ Tiêu biểu là cuộc bãi công của thợ máy xưởng đóng tàu Ba Son (cảng Sài Gòn). Dưới sự lãnh đạo của Công hội đỏ, công nhân bãi công ngăn cản tàu chiến Pháp chở lính sang đàn áp phong trào cách mạng ở Trung Quốc.

+ Thắng lợi của cuộc bãi công chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã bắt đầu đấu tranh có tổ chức và có mục đích chính trị rõ ràng.

………

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Sau khi đã nắm vững kiến thức, chúng ta sẽ cùng thực hành qua các bài tập trong hoạt động luyện tập. Hãy sẵn sàng để áp dụng những gì các em đã học nhé!

Câu 1: Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên được thành lập nhằm mục đích gì?

A. Lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.

B. Tập hợp lực lượng chuẩn bị vùng dậy đấu tranh.

C. Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và ta sai để tự cứu lấy mình.

D. Làm lực lượng chính của cách mạng Việt Nam.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây là nhân tố chủ quan góp phần đưa tới sự bùng nổ phong trào yêu nước Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

B. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông dâng cao.

C. Tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.

D. Phong trào công nhân ở các nước tư bản đế quốc phương Tây phát triển mạnh.

……..

Nội dung video bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930 còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác