Video giảng Lịch sử 9 chân trời Bài 4: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) (phần 1)
Video giảng Lịch sử 9 Chân trời Bài 4: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) (phần 1). Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 4: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945)
Mến chào các em học sinh thân yêu!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Trình bày được nguyên nhân và diễn biến chủ yếu của Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Phân tích được hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai đối với lịch sử nhân loại.
- Nêu được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, vai trò của Liên Xô và các nước Đồng minh trong chiến thắng chủ nghĩa phát xít.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, hãy cùng thầy/cô xem một đoạn phim tài liệu về Chiến tranh thế giới thứ hai sau. Sau khi xem đoạn phim tài liệu về Chiến tranh thế giới thứ hai, các em hãy cho biết bộ phim nói về sự kiện nào trong cuộc chiến này và chia sẻ những hiểu biết của mình về cuộc chiến tranh.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Nguyên nhân bùng nổ
Chiến tranh thế giới thứ hai không tự nhiên bùng nổ, mà có nhiều nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến này. Các em hãy trình bày những nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến, đặc biệt là nguyên nhân sâu xa đã gây ra sự bùng nổ của cuộc chiến từ năm 1939 đến 1945.
Video trình bày nội dung:
+ Nguyên nhân sâu xa của Chiến tranh thế giới thứ hai: sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, những mâu thuẫn về thị trường, thuộc địa vẫn tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc. Cuộc đại suy thoái kinh tế (1929 – 1933) làm cho những mâu thuẫn này thêm sâu sắc. Các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản tiếp tục nỗ lực phát xít hoá bộ máy nhà nước và thực hiện ý định gây chiến tranh, phân chia lại thế giới. Thế giới dần xuất hiện hai khối nước đối đầu nhau nhưng có chung mâu thuẫn với Liên Xô là: Anh – Pháp – Mỹ và Đức – I-ta-li-a – Nhật.
+ Nguyên nhân trực tiếp: Chính sách đối ngoại mang tính thoả hiệp và hèn nhát của các nước châu Âu và Mỹ trong vấn đề đối phó với Đức. Chính phủ Anh, Pháp theo đường lối xoa dịu, dung dưỡng cho Hít-le; Liên Xô theo đuổi chính sách “không xâm phạm nhau”; Mỹ giữ chính sách biệt lập, không can thiệp. Những chính sách ngoại giao đó đã làm cho Hít-le dễ dàng sáp nhập Áo (1938), sau đó thôn tính một phần lãnh thổ Tiệp Khắc (vùng Xuy-đe- ten (Sudetenland)) theo thoả thuận tại Hội nghị Muy-ních. Tháng 3 – 1939, Đức xâm chiếm hoàn toàn Tiệp Khắc, kiên quyết theo đuổi mưu đồ bá chủ châu Âu, tiêu diệt Liên Xô. Ngày 1 – 9 – 1939, Đức tấn công Ba Lan. Thực hiện cam kết bảo vệ nền độc lập của Ba Lan, ngày 3 – 9, Anh – Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
Nội dung 2. Những diễn biến chính
Chiến tranh thế giới thứ hai có nhiều diễn biến quan trọng. Các em hãy trao đổi theo nhóm để trình bày những diễn biến chủ yếu của cuộc chiến. Đặc biệt, hãy xác định thời gian diễn ra trận phản công tại Xta-lin-grát ở Liên Xô.
Video trình bày nội dung:
Giai đoạn 1: Chiến tranh bùng nổ và lan rộng toàn thế giới 1939-1941
- Mặt trận phía Tây: Quân đội Đức Quốc xã xâm chiếm các nước Hà Lan, Bỉ, Lúc-xăm- bua, Pháp, Đan Mạch, Na Uy trong hai tháng (tháng 5 và tháng 6 – 1940) và mở cuộc tấn công vào Anh nhưng thất bại.
- Mặt trận phía Đông: Ngày 22 – 6 – 1941, Đức tấn công Liên Xô, thọc sâu vào lãnh thổ Liên Xô, áp sát Mát-xcơ-va, bao vây Lê-nin- grát. Trận chiến khốc liệt nhất đã diễn ra ở thành phố Lê-nin-grát và ngoại ô Mát-xcơ-va.
- Mặt trận Bắc Phi: Phát xít I-ta-li-a ồ ạt tấn công Ai Cập.
- Mặt trận châu Á, Thái Bình Dương: – Nhật Bản mở rộng xâm lược Trung Quốc, chiếm đóng toàn bộ vùng Đông Nam Á. Ngày 7 – 12 – 1941, Nhật Bản bất ngờ cho máy bay tấn công hạm đội Mỹ tại Trân Châu Cảng ở Ha-oai. Mỹ từ bỏ chính sách biệt lập, bắt đầu tham chiến.
Giai đoạn 2. Quân Đồng minh phản công, chiến tranh kết thúc (1942 – 1945)
- Mặt trận phía Tây: – Năm 1943, Mút-xô- li-ni bị lật đổ ở I-ta-li-a. Ngày 6 – 6 – 1944, liên quân Anh, Mỹ đổ bộ lên bãi biển Noóc-măng-đi mở ra mặt trận thứ hai ở Tây Âu, kết hợp với Liên Xô ở mặt trận phía đông tấn công Đức, giải phóng nước Pháp. Ngày 30 – 4 – 1945, Hồng quân Liên Xô tiến vào Béc-lin, cắm cờ trên nóc toà nhà Quốc hội Đức. Ngày 9 – 5 – 1945, Đức kí hiệp định đầu hàng không điều kiện, chiến tranh chấm dứt ở châu Âu.
- Mặt trận phía Đông: Chiến thắng Xta-lin-grát. Liên Xô và phe Đồng minh bắt đầu chuyển sang thế tấn công quân phát xít trên khắp các mặt trận.
- Mặt trận Bắc Phi: Giữa năm 1943, quân Đức và I-ta-li-a thua phe Đồng minh ở mặt trận Bắc Phi.
- Mặt trận châu Á, Thái Bình Dương:
+ Sau trận Mít-uây vào tháng 6 – 1942, Nhật Bản liên tiếp thua trận.
+ Trong các ngày 6 và 9 – 8 – 1945, Mỹ đã lần lượt thả hai quả bom nguyên tử xuống các thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki.
+ Ngày 8 – 8 – 1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật. Ngày 9 – 8 – 1945, Hồng quân Liên Xô tấn công đạo quân Quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc. Ngày 15 – 8 – 1945, Nhật Bản chấp nhận đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
…….
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Sau khi đã nắm vững kiến thức, chúng ta sẽ cùng thực hành qua các bài tập trong hoạt động luyện tập. Hãy sẵn sàng để áp dụng những gì các em đã học nhé!
Câu 1: Kẻ thù chung của hai khối các nước tư bản dân chủ và phát xít là:
A. Việt Nam.
B. Thổ Nhĩ Kì.
C. Hung – Ga – Ri.
D. Liên Xô.
Câu 2: Ngày 6 và ngày 9/8/1945, Mĩ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố nào của Nhật Bản?
A. Na-gôi-a, Tô-ki-ô.
B. Hi-rô-si-ma, Na-ga-xa-ki.
C. Tô-ki-ô, Ô-xa-ca.
D. Hi-rô-si-ma, Na-gôi-a.
……..
Nội dung video bài 4: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.