Video giảng Lịch sử 9 chân trời Bài 3: Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945

Video giảng Lịch sử 9 Chân trời Bài 3: Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 3: CHÂU Á TỪ NĂM 1918 – 1945

Xin chào các em, chúng ta lại gặp nhau trong bài học hôm nay rồi!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Nêu được những nét chính về tình hình châu Á từ năm 1918 đến năm 1945.
  • Năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng thông tin của một số tư liệu lịch sử (3.1 – 3.4), phần Em có biết để nhận thức về tình hình một số nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á trong những năm 1918 – 1945. 
  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Nêu được những nét chính về tình hình châu Á từ năm 1918 đến năm 1945.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức về các nhân vật lịch sử nổi bật của các nước châu Á trong những năm 1918 – 1945 để lựa chọn nhân vật ấn tượng và đánh giá về sự nghiệp hoặc quan điểm, đường lối thực hành sinh hoạt chính trị của nhân vật đó.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài học, hãy quan sát hai hình dưới đây: Hai hình trên phản ánh tình hình trái ngược ở châu Á trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939). Trong khi Nhật Bản tăng cường chiến tranh xâm lược thì ở hầu hết các nước còn lại như Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á đã bùng nổ các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Theo các em, vì sao như vậy? Những biểu hiện nào chứng tỏ điều đó?

BÀI 3: CHÂU Á TỪ NĂM 1918 – 1945

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Nhật Bản giữa hai cuộc chiến thế giới

Nhật Bản trong giai đoạn 1918–1945 có nhiều biến động quan trọng. Các em hãy xác định những nét chính của tình hình Nhật Bản trong thời kỳ này. Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập vào năm nào và khủng hoảng kinh tế Nhật Bản bắt đầu có dấu hiệu từ khi nào?

Video trình bày nội dung:

- Kinh tế Nhật Bản phát triển ổn định

- 1922, đảng cộng sản thành lập

- 1927, rơi vào khủng hoảng

-1931, kinh tế khủng hoảng, quân đội giành được quyền kiểm soát Chính phủ và chủ trương hoạt động xâm lược, bành trướng lãnh thổ các nước láng giềng.

-1940: công bố Thuyết Đại Đông Á, chuẩn bị xâm lược các nước Đông Nam Á.

Nội dung 2. Tìm hiểu về phong trào giải phóng dân tộc ở Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á

Phong trào giải phóng dân tộc ở Trung Quốc, Ấn Độ, và khu vực Đông Nam Á có những đặc điểm riêng biệt. Các em hãy thảo luận theo nhóm và nêu những nét chính về các phong trào này để hiểu rõ hơn về cuộc đấu tranh giành độc lập ở các quốc gia này.

Video trình bày nội dung:

Trung Quốc

4 – 5 – 1919: Phong trào Ngũ tứ: sinh viên Trung Quốc phản đối quyết định của Hội nghị Véc-xai (1919) trao vùng Sơn Đông cho Nhật Bản quản lí.

1921: Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời, cùng Quốc Dân đảng chống lực lượng quân phiệt cát cứ.

1927: Liên minh Quốc – Cộng tan vỡ, nội chiến xảy ra.

1937: Quốc – Cộng hợp tác, thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật.

Ấn Độ

1925: Đảng Cộng sản Ấn Độ ra đời.

1930: M. Gan-đi lãnh đạo “cuộc biểu tình bất bạo động Muối”, đấu tranh chống thực dân Anh bằng biện pháp “bất bạo động”.

Các nước Đông Nam Á

1920:  Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a ra đời.

1926 – 1927: Khởi nghĩa vũ trang ở Gia-va và Xu-ma-tra (In-đô-nê-xi-a).

1930:  Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Mã Lai ra đời.

1930 – 1931: Phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh (Việt Nam)

1932: Cách mạng ở Xiêm, ra đời chính thể quân chủ lập hiến.

1940:  Nhân dân Đông Nam Á đấu tranh chống lại sự xâm lược và đô hộ của phát xít Nhật Bản.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Sau khi đã nắm vững kiến thức, chúng ta sẽ cùng thực hành qua các bài tập trong hoạt động luyện tập. Hãy sẵn sàng để áp dụng những gì các em đã học nhé!

Câu 1: Từ 1937 cách mạng Trung Quốc chuyển sang thời kì hợp tác Quốc-Cộng nhằm mục đích gì?

A. Hợp tác Quốc-Cộng chống các đế quốc.

B. Hợp tác Quốc-Cộng chống Nhật.

C. Hợp tác Quốc-Cộng chống phong kiến Mãn Thanh.

D. Hợp tác Quốc-Cộng xây dựng nhà nước Trung Quốc thống nhất.

Câu 2: Khó khăn lớn nhất của Nhật Bản trong thời kì khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là gì?

A. Thiếu nhân công để sản xuất.

B. Thiếu nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa.

C. Sự cạnh tranh quyết liệt của Mỹ và Tây Âu.

D. Thiếu nguồn vốn để đầu tư và sản xuất.

….

Nội dung video bài 3: châu Á từ năm 1918 – 1945 còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác