Video giảng Lịch sử 9 chân trời Bài 16: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi (1951 - 1954)
Video giảng Lịch sử 9 Chân trời Bài 16: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi (1951 - 1954). Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 16: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP KẾT THÚC THẮNG LỢI (1951 – 1954)
Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Mô tả được những thắng lợi tiêu biểu của Việt Nam trên các mặt trận quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao trong giai đoạn 1951 – 1954.
- Nêu được ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954).
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, cả lớp xem hình ảnh, video và trả lời câu hỏi.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1: Kháng chiến “toàn diện”: Những thắng lợi trên mặt trận chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục
Em hãy trình bày những thắng lợi trên mặt trận chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo
Video trình bày nội dung:
1.1. Văn hoá – giáo dục:
Từ tháng 7 –1950, Chính phủ tiến hành cải cách giáo dục phổ thông, thay hệ thống giáo dục 12 năm bằng hệ thống giáo dục 9 năm, theo hướng “phục vụ kháng chiến kiến quốc”. Đến năm 1954, số học sinh tiểu học tăng 130%, học sinh trung học tăng 300%...
1.2. Chính trị:
Tháng 2 – 1951, Đại hội II của Đảng Cộng sản Đông Dương họp, quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên là Đảng Lao động Việt Nam. Năm 1952, Đại hội Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần I đã tổng kết, biểu dương thành tích của phong trào thi đua yêu nước,...
1.3. Kinh tế:
Tháng 12 – 1953, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật cải cách ruộng đất. Đến tháng 7 – 1954, chính quyền cách mạng đã thực hiện 5 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất ở một số xã thuộc vùng tự do.
Nội dung 2: Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 và Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954
Em hãy mô tả chiến thắng trong cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 và Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954. Lí do Đảng ta quyết định mở Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 là gì?
Video trình bày nội dung:
+ Mô tả chiến thắng trong:
• Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954: Chủ trương của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng về kế hoạch quân sự trong đông – xuân 1953 – 1954 vào cuối tháng 9 – 1953: “tập trung lực lượng mở các cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng mà tạo ra cho ta những điều kiện thuận lợi mới để tiêu diệt thêm từng bộ phận sinh lực của chúng”. Thực hiện kế hoạch trên, Quân đội nhân dân Việt Nam mở một loạt các chiến dịch trên khắp các chiến trường Đông Dương như: Lai Châu (10 – 12 – 1953), Trung Lào (đầu tháng 12 – 1953), Thượng Lào (cuối tháng 1 – 1954), Bắc Tây Nguyên (đầu tháng 2 – 1954). Phối hợp với mặt trận chính, ở vùng sau lưng địch phong trào chiến tranh du kích phát triển mạnh. Thắng lợi trong đông – xuân 1953 – 1954 đã chuẩn bị về vật chất và tinh thần cho quân và dân ta mở cuộc tiến công quyết định vào Điện Biên Phủ.
• Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954: Đầu tháng 12 – 1953, Bộ Chính trị
Trung ương Đảng họp, thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng tư lệnh và quyết
định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Mục tiêu là tiêu diệt lực lượng quân Pháp ở đây, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào. Đầu tháng 3 – 1954, công tác chuẩn bị mọi mặt đã hoàn tất. Ngày 13 – 3 – 1954, quân đội Việt Nam nổ súng tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Chiến dịch chính thức bắt đầu và diễn ra trong 3 đợt (đợt 1: từ ngày 13 – 3 đến ngày 17 – 3 – 1954, đợt 2: từ ngày 30 – 3 đến ngày 26 – 4 – 1954, đợt 3: từ ngày 1 – 5 đến ngày 7 – 5 – 1954). 17 giờ 30 phút, ngày 7 – 5 – 1954, tướng Đờ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ Ban Tham mưu của quân Pháp đầu hàng và bị bắt sống. Các chiến trường toàn quốc đã phối hợp chặt chẽ nhằm phân tán, tiêu hao, kìm chân địch, tạo điều kiện cho Điện Biên Phủ giành thắng lợi.
+ Lí do: đầu tháng 12 – 1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ vì đây là một tập đoàn cứ điểm mạnh nhưng có điểm yếu là dễ bị cô lập, mọi việc tiếp tế đều phải dựa vào đường hàng không. Với những kinh nghiệm sẵn có và sự tiến bộ về trang bị kĩ thuật, Việt Nam có thể khắc phục khó khăn, bao vây, chia cắt và tiêu diệt tập đoàn cứ điểm. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được cử làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng uỷ chiến dịch. Quyết định chọn cứ điểm mạnh nhất của địch – Điện Biên Phủ để đánh trận quyết chiến chiến lược là một chủ trương kiên quyết, táo bạo, kịp thời, sáng tạo và đầy quyết tâm của lãnh đạo kháng chiến. Lúc đầu, Bộ Tư lệnh chủ trương “đánh nhanh, thắng nhanh”. Nhưng sau khi trực tiếp quan sát cách thức bố phòng tập đoàn cứ điểm, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định chuyển sang “đánh chắc, tiến chắc”, bố trí lại pháo binh, tổ chức phương thức chiến đấu phù hợp với trình độ tác chiến của bộ đội Việt Nam nhằm giảm thiểu thương vong. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đập tan kế hoạch Na-va, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam ở Giơ-ne-vơ. Thất bại của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ cũng đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
………..
Nội dung video Bài 16: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.