Video giảng Lịch sử 8 chân trời Bài 9: Các nước Anh, Pháp, Mỹ, Đức chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc
Video giảng Lịch sử 8 chân trời Bài 9: Các nước Anh, Pháp, Mỹ, Đức chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 9. CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MỸ CHUYỂN SANG GIAI ĐOẠN CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC
Xin chào các em, các em cùng cô học bài Lịch sử của hôm nay nhé!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
Năng lực tìm hiểu lịch sử:
- Khai thác và sử dụng thông tin của tư liệu (9.1 – 9.5) dưới sự hướng dẫn của GV để nhận thức được những nét chính về quá trình hình thành của chủ nghĩa đế quốc, những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối ngoại của các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử:
- Mô tả được những nét chính về quá trình hình thành của chủ nghĩa đế quốc.
- Nhận biết được những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Từ kiến thức trong bài học về nước Đức chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, HS sưu tầm tư liệu về Ốt-tô Phôn Bi-xmac để hiểu một vấn đề thực tế: Tại sao Bi-xmac là nhân vật có nhiều tượng để tôn vinh nhất ngày nay ở Đức?
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, chúng ta cùng thảo luận trả lời câu hỏi sau.
Em có biết thuộc địa của các nước để quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ ở vị trí nào không? Hãy xác định khu vực các thuộc địa đó
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Những nét chính về quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc
Theo em, sự xuất hiện của tổ chức độc quyền, dẫn tới những điều gì?
Video trình bày nội dung:
- Sự xuất hiện của các tổ chức độc quyền:
+ Khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX, xuất hiện các công ty độc quyền, kiểm soát gần như hoàn toàn ngành công nghiệp.
+ Kiểm soát toàn bộ các ngành công nghiệp là: các-ten (Đức), xanh-đi-ca (Pháp), tơ-rớt (Mỹ).
- Sự ra đời của tư bản tài chính:
+ Ngân hàng lớn hình thành, trực tiếp tham gia kinh doanh công nghiệp.
+ Sự kết hợp giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp tạo nên tư bản tài chính.
- Hoạt động xuất khẩu tư bản và tranh giành thuộc địa: Hoạt động xuất khẩu tư bản: đầu tư, sản xuất kinh doanh ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, cho vay lãi, giành quyền kiểm soát qua thâu tóm cổ phiếu,…
→ Tăng cường cạnh tranh xâm lược thuộc địa.
→ Đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa đế quốc. Như vậy, thời điểm xuất hiện chủ nghĩa đế quốc có thể được tính từ khi các công ty độc quyền xuất hiện từ các nước châu Âu và Mỹ và kết thúc khi mâu thuẫn giữa các nước đế quốc bộc phát thành Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Nội dung 2. Những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
Em hãy trình bày một vài nét chính về chuyển biến kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
Video trình bày nội dung:
a. Những chuyển biến lớn về kinh tế
- Sau năm 1870, các công ty độc quyền kiểm soát các ngành kinh tế quan trọng: luyện kim, đóng tàu, khai thác mỏ.
- Giữa thập niên 90 của thế kỉ XIX, thay đổi tốc độ phát triển công nghiệp giữa các nước dẫn đến sự thay đổi vị trí trong 4 nền công nghiệp hàng đầu thế giới:
+ Mỹ vươn lên dẫn đầu thế giới.
+ Đức giữ vị trí thứ hai.
+ Anh và Pháp mất vị thế bá chủ về sản xuất công nghiệp nhưng là hai nước xuất khẩu tư bản nhiều nhất (hệ thống thuộc địa lớn).
b. Những chuyển biến trong chính sách đối nội, đối ngoại
Chính sách đối nội | Chính sách đối ngoại |
- Những nét chuyển biến chung: + Chính sách đối nội:
+ Chính sách đối ngoại: tăng cường xâm lược, mở rộng hệ thống thuộc địa. - Những nét chuyển biến riêng: | |
Quốc gia theo thể chế quân chủ lập hiến: Quyền lực thuộc về Nghị viện do hai Đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau cầm quyền. | Hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới, là “đế quốc Mặt trời không bao giờ lặn”. |
Quốc gia theo thể chế quân chủ lập hiến: Nhà nước vẫn trao nhiều quyền lực cho Hoàng đế và Thủ tướng, hạn chế vai trò của Quốc hội. | - Dưới thời Thủ tướng Bi-xmac, lập các liên minh cô lập Pháp. - Cuối thế kỉ XIX, tăng cường chạy đua vũ trang, công khai đòi dùng vũ lực chia lại thuộc địa. |
- Nền Cộng hòa thứ ba được thành lập sau Chiến tranh Pháp – Phổ (1870 – 1871), tình hình chính trị không ổn định. - 1875 – 1914, nước Pháp 50 lần thay đổi Chính phủ | Đến năm 1914, hệ thống thuộc địa của Pháp đứng thứ hai thế giới. |
- Hai đảng Cộng hòa và Dân chủ thay nhau cầm quyền.
| - Cuối thế kỉ XIX, Mỹ đã thiết lập ảnh hưởng và quyền kiểm soát trên vùng biển Ca-ri-bê, Phi-lip-pin. - 1899, Mỹ tuyên bố chính sách “mở cửa”, cạnh tranh ảnh hưởng thương mại với các đế quốc khác ở thị trường Trung Quốc. |
………..
Nội dung video bài 9. Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.