Video giảng Lịch sử 8 chân trời Bài 20: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 - 1884) (phần 1)
Video giảng Lịch sử 8 chân trời Bài 20: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 - 1884) (phần 1). Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 20 : CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM (1858 – 1884)
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Những nét chính của thực dân pháp xâm lược và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam trong giai đoạn 1858 – 1873
- Thực dân Pháp mở rộng xâm lược ra cả nước và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam giai đoạn 1873 – 1884.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Lập sơ đồ những sự kiện chính xảy ra trong quá trình Pháp xâm lược Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1873?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
NỘI DUNG 1 : THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1858- 1873.
Em hãy nêu những nét chính của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược ở Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1873?
Video trình bày nội dung:
* Cuộc kháng chiến ở Đà Nẵng và Nam Kì (1858 – 1867)
- Ngày 1/9/1858: liên quân Pháp, Tây Ban Nha đánh chiếm Đà Nẵng.
→ Nhân dân, quân đội triều đình (dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương) đẩy lùi nhiều đợt tấn công của quân Pháp, Tây Ban Nha.
- Tháng 2/1859: Pháp buộc phải rút phần lớn binh lực tại Đà Nẵng.
- Ngày 17/2/1859: Pháp tấn công Gia Định.
→ Thành Gia Định thất thủ.
→ Triều đình Nguyễn cho xây đại đồn Chí Hòa.
- Ngày 24/2/1861: quân Pháp tung hỏa lực tấn công, hạ đại đồn Chí Hòa.
→ Chiếm 3 tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.
- Tháng 6/1862: Triều đình Huế kí Hiệp ước Nhâm Tuất.
→ 2 bên tạm hòa hoãn.
- Năm 1867: Pháp vi phạm Hiệp ước, chiếm 3 tỉnh miền Tây.
* Cuộc kháng chiến ở Đà Nẵng và Nam Kì (1867 – 1873)
- Phong trào kháng Pháp của nhân dân Nam Kì dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh địa phương tiếp tục diễn ra khắp nơi, ngày càng lan rộng:
+ Trương Định lập căn cứ ở Gò Công.
+ Võ Duy Dương ở Đồng Tháp Mười.
+ Nguyễn Trung Trực ở Hòn Chông.
+ Nguyễn Hữu Huân ở Tân An.
→ Nhiều lãnh tụ thà chết chứ không chịu hợp tác với kẻ xâm lược.
- Một số nhà nho (Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị) dùng thơ văn để chiến đấu.
NỘI DUNG 2 : THỰC DÂN PHÁP MỞ RỘNG XÂM LƯỢC RA CẢ NƯỚC VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1873-1884
Em hãy trình bày những sự kiện chính về quá trình Pháp xâm lược và cuộc kháng chiến của quân dân Việt Nam giai đoạn 1873 – 1884?
Video trình bày nội dung:
* Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất (1873 – 1874)
- Năm 1873:
+ Pháp đánh Hà Nội và Bắc Kì lần thứ nhất.
+ Nguyễn Tri Phương hi sinh.
+ Trong trận Cầu Giấy lần thứ nhất, Gác-ni-ê từ trận.
- Năm 1874:
+ Triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất. Pháp rút quân khỏi Bắc Kì.
+ Sáu tỉnh Nam Kì thuộc về Pháp.
+ Khởi nghĩa Trần Tấn, Đặng Như Mai ở Nghệ - Tĩnh.
* Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ hai (1882 – 1884)
- Năm 1882:
+ Pháp đánh Hà Nội và Bắc Kì lần thứ hai.
+ Hoàng Diệu tuẫn tiết.
+ Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì.
- Năm 1883:
+ Trận Cầu Giấy lần thứ hai: Ri-vi-e tử trận.
+ Pháp chiếm cửa biển Thuận An (Huế).
+ Triều đình kí Hiệp ước Hác-măng, chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì.
- Năm 1884:
+ Triều đình kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
+ Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.
Nội dung video Bài 20: “Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 – 1884) ” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.