Video giảng Lịch sử 8 chân trời Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
Video giảng Lịch sử 8 chân trời Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 7. KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN Ở ĐÀNG NGOÀI THẾ KỈ XVIII
Mến chào các em, chúng ta cùng học tiết học Lịch sử của ngày hôm nay nhé!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
Năng lực tìm hiểu lịch sử
- Biết thu thập thông tin từ các tư liệu 7.1, 7.4 để xác định được nguyên nhân và tác động của các cuộc khởi nghĩa đến xã hội Đại Việt đương thời.
- Giải mã được lược đồ 7.2, sơ đồ 7.3 để xác định được quy mô, địa bàn và tóm tắt được những nét chính của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu.
Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử:
- Nêu được một số nét chính (bối cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả và ý nghĩa) của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.
- Nêu được tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII.
Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
- Đánh giá được tác động của các cuộc khởi nghĩa đến xã hội Đại Việt trong giai đoạn sau.
- Viết được đoạn văn ngắn về một cuộc khởi nghĩa (khoảng 100 chữ) với các nội dung sau: Khởi nghĩa diễn ra khi nào? Mục đích? Ở đâu? Lực lượng tham gia? Họ đã hành động như thế nào? Kết quả.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, chúng ta cùng thảo luận trả lời câu hỏi sau.
Theo em, hậu quả từ Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh Đàng Ngoài là những gì?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Một số nét chính của phong trào nông dân ở đàng ngoài thế kỉ XVIII
Em hãy một vài những nét chính về bối cảnh lịch sử Đàng Ngoài của Đại Việt nửa đầu thế kỉ XVIII?
Video trình bày nội dung:
* Bối cảnh lịch sử:
- Sự khủng hoảng của chính quyền phong kiến:
+ Vua Lê bạc nhược.
+ Chúa Trịnh chỉ lo hưởng thụ.
+ Tận thu thuế.
+ Bóc lột nhân dân.
- Các ngành kinh tế đình đốn, suy thoái:
+ Sản xuất nông nghiệp đình đốn.
+ Thủ công nghiệp ngày càng sa sút.
+ Đô thị suy tàn.
- Đời sống nhân dân khó khăn: dắt dìu nhau đi kiếm ăn một cách tuyện vọng.
* Diễn biến chính của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
Diễn biến:
- Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 – 1769):
+ Xây dựng căn cứ ở Điện Biên.
+ Bảo vệ vùng biên giới, giúp dân ổn định cuộc sống.
+ Năm 1769, khởi nghĩa bị dập tắt.
- Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương (1740 – 1751):
+ Tập hợp nghĩa quân, xây dựng căn cứ ở Vĩnh Phúc, mở rộng sang Sơn Tây, Tuyên Quang, Việt Trì, Thái Nguyên.
+ Năm 1751, Nguyễn Danh Phương bị bắt, khởi nghĩa thất bại.
- Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 – 1751):
+ Địa bàn khởi nghĩa ở Đồ Sơn, Vân Đồn, mở rộng vào Sơn Nam, Thanh Hóa, Nghệ An.
+ Năm 1751, quân Trịnh tấn công, khởi nghĩa thất bại.
Nguyên nhân thất bại:
- Rời rạc, không có sự liên kết thống nhất.
- Thành phần chủ yếu là người nông dân, kĩ năng hành quân, đánh trận hạn chế.
- Chúa Trịnh thẳng tay đàn áp (lực lượng quân đội chính quy), chia rẽ nhân dân (giảm vài thứ tô thuế, giảm lao dịch cho dân phiêu tán).
Nội dung 2. Tác động của phong trào nông dân ở Đàng ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII
Theo em, phong trào nông dân ở Đàng ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII đã dẫn đến những tác động như thế nào?
Video trình bày nội dung:
- Buộc chính quyền Đàng Ngoài phải thực hiện một số chính sách: khuyến khích khai hoang, cho nông dân lưu tán trở về quê.
- Làm lung lay chính quyền “vua Lê – chúa Trịnh”.
………..
Nội dung video bài 7. Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.