Video giảng Lịch sử 8 chân trời Bài 5: Quá trình khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

Video giảng Lịch sử 8 chân trời Bài 5: Quá trình khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 5: QUÁ TRÌNH KHAI PHÁ VÙNG ĐẤT PHÍA NAM TỪ THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVII (2 tiết)

Cô chào cả lớp, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!

 

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

- Quá trình khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI – XVIII.

- Quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các chúa Nguyễn.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài học, cô có một câu hỏi muốn tất cả chúng ta cùng suy nghĩ và trả lời: Việc chúa Nguyễn thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có ý nghĩa như thế nào?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Khái quát quá trình khai phá vùng đất phía nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

Các em hãy khai thác tư liệu 5.1, hình 5.2, mục Em có biết, thông tin trong mục và cho biết: Quá trình khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII đã diễn ra như thế nào?

Video trình bày nội dung:

- Năm 1558: Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa.

→ Thuận Hóa, Quảng Nam trở thành vùng đất kinh tế phát triển, dân cư đông đúc, tạo tiềm lực khai phá những vùng đất mới.

- Quá trình di dân, khai phá vùng đất phía Nam tiếp tục được đẩy mạnh:

+ Năm 1597: di dân từ Bình Định ngày nay vào đất Phú Yên ngày nay, lập làng mạc, khai khẩn “hoang điền nhàn thổ”.

+ Năm 1611: phủ Phú Yên được thành lập.

+ Năm 1620: di cư về phía Nam tới Mô Xoài, khai hoang, mở đất.

+ Năm 1653: đặt dinh Thái Khang (hai phủ Thái Khang, Diên Ninh).

+ Năm 1693: Chiêm Thành trở thành một trấn của Đàng Trong.

+ Năm 1698: lập phủ Gia Định (gồm hai huyện Phước Long, Tân Bình).

+ Năm 1708: khai phá, mở đất đến Hà Tiên.

+ Năm 1757: chúa Nguyễn hoàn thiện hệ thống chính quyền trên vùng đất Nam Bộ tương đương như ngày nay.

Nội dung 2. Quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các chúa Nguyễn và ý nghĩa lịch sử

Các em hãy khai thác Tư liệu 5.3, mục Em có biết, thông tin trong mục 2a, 2b SHS trang 31, 32 và trả lời câu hỏi: Em hãy mô tả quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thời các chúa Nguyễn?

Video trình bày nội dung:

a. Xác nhận và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa

- Hoạt động xác nhận: quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa được gọi bằng nhiều tên khác nhau trong các bộ chính sử của các triều đại phong kiến (Bãi Cát Vàng, Cồn Vàng, Vạn Lý Hoàng Sa, Vạn Lý Trường Sa, Đại Trường Sa,…).

- Hoạt động  thực thi: thực hiện từ đời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, thành lập hải đội Hoàng Sa, đội Bắc Hải:

+ Khai thác, canh giữa đảo ở Biển Đông.

+ Thu gom hàng hóa của các tàu nước ngoài bị đắm ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. 

b. Ý nghĩa của quá trình thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của chúa Nguyễn

BÀI 5: QUÁ TRÌNH KHAI PHÁ VÙNG ĐẤT PHÍA NAM TỪ THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVII (2 tiết)

..............

Nội dung video Bài 5 Quá trình khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

Xem video các bài khác