Video giảng Lịch sử 8 chân trời Bài 18: Đông Nam Á

Video giảng Lịch sử 8 chân trời Bài 18: Đông Nam Á. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 18 : ĐÔNG NAM Á

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á nửa sau thế kỉ XIX
  • Sự ra đời của vương triều Mạc
  • Phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á đầu thế kỉ XX

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Tại sao năm 1920 là thời điểm đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân In-đô-nê-xia?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

NỘI DUNG 1 : PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á NỬA SAU THẾ KỈ XIX

Theo em, kể tên một số phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam Á vào nửa thế sau thế kỉ XIX?

Video trình bày nội dung:

Tên thuộc địa

Thời gian

Hoạt động giải phóng dân tộc tiêu biểu

In-đô-nê-xi-a

1873 - 1903

Chiến tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Hồi quốc A-chê.

1890 - 1907

Khởi nghĩa nông dân đảo Gia-va do Sa-min lãnh đạo.

Phi-lip-pin

1892 - 1896

Cuộc đấu tranh theo đường lối ôn hòa của Liên minh Phi-lip-pin do Hô-xê-ri-dan thành lập.

1896 - 1897

Khởi nghĩa Bô-ni-pha-xi-ô theo xu hướng bạo động.

Việt Nam

1885 – 1896

Phong trào Cần vương.

1884 - 1913

Khởi nghĩa Yên Thế.

Campuchia

1863 - 1866

Khởi nghĩa của A-cha Xoa chống lại triều đình thân Pháp và thực dân Pháp.

1861 - 1892

Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha chống thực dân Pháp và triều đình thân Pháp.

1885 - 1886

Khởi nghĩa nông dân chống Pháp dưới danh nghĩa Hoàng thân Si-vô-tha.

 

NỘI DUNG 2 : PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á ĐẦU THẾ KỈ XX

Phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á đầu thế kỉ XX có điểm gì nổi bật?

Video trình bày nội dung:

Có sự tham gia của các tầng lớp tri thức, tiểu tư sản, tư sản dân tộc, công nhân:

+ Hội Thanh niên Phật tử (Mi-an-ma, 1906).

+ Hiệp hội công nhân đường sắt (In-đô-nê-xi-a, 1905).

+ Liên minh xã hội dân chủ In-đô-nê-xi-a (1914).

- Chịu ảnh hưởng của trào lưu dân chủ tư sản phương Tây:

+ Nỗ lực truyền bá tư tưởng dân chủ, kêu gọi cải cách, nâng cao dân trí, dân quyền.

+ Tập hợp quần chúng hướng tới mục tiêu đấu tranh giành độc lập dân tộc từ thấp đến cao: đòi chính quyền thực dân thực thi quyền tự do, dân chủ, cải thiện đời sống, phát triển kinh tế, đấu tranh chính trị đòi độc lập. 

- Diễn ra theo những hình thức khác nhau:

+ Lào, Campuchia: khởi nghĩa do hoàng thân, nhà sư, nhân dân yêu nước lãnh đạo.

  • Khởi nghĩa Pha-ca-đuốc (1901 – 1903). 
  • Khởi nghĩa Ong Kẹo (1901 – 1907).

+ Việt Nam: các sĩ phu yêu nước tiến bộ tiếp thu tư tưởng tư sản phương Tây (Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,…) khởi xướng. 

+ Mi-an-ma: đấu tranh bảo vệ tôn giáo của dân tộc (Phật giáo), ra đời các tổ chức Phật giáo, đấu tranh chính trị.

+ In-đô-nê-xi-a: giai cấp tư sản dân tộc lớn mạnh, tập hợp thành tổ chức chính trị riêng của mình, lãnh đạo các cuộc đấu tranh.

 

 

Nội dung video Bài 18: “Đông Nam Á” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác