Video giảng Lịch sử 7 kết nối bài 17 Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527)

Video giảng Lịch sử 7 kết nối bài 17 Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527). Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 17: ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527) 

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Mô tả được sự thành lập nhà Lê sơ.
  • Nhận biết được tình hình kinh tế - xã hội thời Lê sơ.
  • Giới thiệu được sự phát triển văn hoá và giáo dục và một số danh nhân tiêu biểu thời Lê sơ.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Trước khi vào bài học, chúng ta hãy quan sát Hình 1 SGK tr.83 và giới thiệu cho HS: Bình gốm hoa lam vẽ thiên nga được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Bình gốm này được khai quật cùng 240 000 đồ gốm trong tàu đắm ở vùng biển Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam). Con tàu chuyên chở gốm nguồn gốc từ lò Chu Đậu (Nam Sách, Hải Dương) đang trên đường xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á thì không may bị đắm. Bình gốm này đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.

- GV đặt câu hỏi cho HS: Hình ảnh này gợi cho em suy nghĩ gì về trình độ kĩ thuật và đời sống văn hoá của cư dân Đại Việt thời Lê sơ?

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1. Sự thành lập Vương triều Lê sơ

Em hãy đọc thông tin mục 1 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vương triều Lê sơ được thành lập như thế nào?

Em hãy thảo luận theo cặp đôi, tiếp tục đọc thông tin mục 1, quan sát Hình 2 và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy nêu những việc làm của triều đình Lê sơ để củng cố đất nước?

Video trình bày nội dung:

Sự thành lập Vương triều Lê sơ

- Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, thành lập nhà Lê sơ, đặt niên hiệu Thuận Thiên, khôi phục quốc hiệu Đại Việt và đóng đô ở Thăng Long.

- Để củng cố đất nước, triều đình Lê sơ đã thực hiện việc làm trên các lĩnh vực:

+ Bộ máy nhà nước mới được xây dựng và từng bước hoàn chỉnh dưới thời vua Lê Thánh Tông. Hoàng đế trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức tổng chỉ huy quân đội.

+ Chính quyền trung ương gồm sáu bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công) do quan Thượng thư đứng đầu và nhiều cơ quan chuyên môn khác.

+ Chính quyền địa phương có các cấp hành chính: đạo/thừa tuyên, dưới là phủ đến huyện, châu và cuối cùng là xã/sách/động.

- Chú trọng xây dựng quân đội mạnh, tiếp tục thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”; hoàn thiện pháp luật với việc ban hành bộ Quốc triều hình luật.

- Thực hiện chính sách kiên quyết nhằm giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, mở rộng biên giới về phía nam. 

- Những từ/cụm từ thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ: một thước núi, một tấc sông... lẽ nào lại nên vứt bỏ?; phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dân;... nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mỗi cho giặc, thì tội phải tru di.

 Chủ trương của nhà Lê sơ là luôn cương quyết giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Đại Việt.

Nội dung 2. Tình hình kinh tế, xã hội

Em hãy thảo luận nhóm, đọc thông tin mục 2a, quan sát Hình 4 SGK tr.85, 86 và trả lời câu hỏi: 

+ Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế (nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp) thời Lê sơ.

+ Em có nhận xét gì về thủ công nghiệp thời Lê sơ ?

+ Nêu những nét chính về tình hình xã hội thời Lê sơ?

Video trình bày nội dung:

Tình hình kinh tế, xã hội

a) Tình hình kinh tế

- Nông nghiệp: Nhà Lê sơ đặc biệt coi trọng và khuyến khích phát triển nông nghiệp:

+ Đặt ra một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp như Khuyến nông sứ, Hà đê sứ.

+ Cấm để ruộng đất hoang, đẩy mạnh khẩn hoang và lập đồn điển ở các vùng đất mới.

+ Khơi kênh, đào sông, đắp đê ngăn mặn, bảo vệ các công trình thuỷ lợi.

+ Đặt phép quân điền, định kì chia đều ruộng đất công làng xã.

- Thủ công nghiệp: 

+ Nhiều nghề thủ công truyền thống như dệt lụa, làm gốm.... phát triển nhanh chóng, hình thành những làng nghề chuyên nghiệp. 

+ Nghề sản xuất gốm sứ xuất khẩu theo đơn đặt hàng của các thương nhân nước ngoài phát triển mạnh ở các làng nghề như Chu Đậu (Hải Dương), Bát Tràng (Hà Nội)...

- Thương nghiệp: 

+ Triều đình khuyến khích lập chợ, thúc đẩy buôn bán giữa các địa phương, giữa các làng nghề thủ công với các đô thị. 

+ Việc buôn bán với nước ngoài được duy trì. Thuyền buôn nhiều nước đã đến buôn bán tại các thương cảng như: Vân Đồn, Hội Thống, Tam Kỳ,... 

+ Các sản phẩm như: tơ lụa, gốm sứ, lâm thổ sản rất được ưa chuộng.

b) Tình hình xã hội

- Xã hội phân hoá thành các tầng lớp có địa vị ngày càng khác biệt.

+ Tầng lớp quý tộc (vua, quan lại) có nhiều đặc quyền, đặc lợi.

+ Nông dân là bộ phận đông đảo nhất, cày cấy ruộng đất công, nộp thuế và làm các nghĩa vụ với Nhà nước hoặc lĩnh canh ruộng đất của địa chủ, quan lại để cày cấy và nộp tô cho họ.

+ Thợ thủ công và thương nhân ngày càng đông đảo nhưng không được coi trọng.

+ Nô tì có xu hướng giảm về số lượng.

- Sự phân biệt giữa quý tộc và bình dân trở nên sâu sắc và được quy định bởi pháp luật.

Nội dung 3. Phát triển văn hóa, giáo dục

Em hãy đọc tư liệu, chia lớp thành hai nhóm, trả lời câu hỏi: 

+ Vì sao nhà Lê sơ chú trọng phát triển giáo dục, khoa cử?

+ Trình bày những thành tựu văn hóa, giáo dục tiêu biểu thời Lê sơ.

 Video trình bày nội dung:

Phát triển văn hóa, giáo dục

- Kết quả Phiếu học tập số 1: Đính kèm bảng bên dưới hoạt động.

- Nhà Lê sơ chú trọng phát triển giáo dục, khoa cử Vì nhà Lê sơ nhận thức được hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết.

………..

Nội dung video Bài 17: Đại Việt thời Lê Sơ (1428 - 1527) còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác