Video giảng Lịch sử 7 kết nối bài 11 Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009-1225)
Video giảng Lịch sử 7 kết nối bài 11 Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009-1225). Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 11: NHÀ LÝ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC (1009-1225)
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Trình bày được những nét chính về thành lập nhà Lý.
- Đánh giá được ý nghĩa của sự kiện dời đô ra Đại La của Lý Công Uẩn.
- Mô tả được những nét chính về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tôn giáo thời Lý.
- Giới thiệu được những thành tựu tiêu biểu về văn hóa, giáo dục.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi vào bài học, các em hãy quan hình ảnh Vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La và trả lời câu hỏi:
Năm 1009, nhà Lý được thành lập. Không lâu sau khi lên ngôi, Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La. Theo em, sự kiện này có ý nghĩa như thế đối với lịch sử dân tộc?
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1. Công cuộc xây dựng chính quyền và bảo vệ đất nước thời Đinh, Tiền Lê
Em hãy thảo luận cặp đôi, đọc thông tin mục 1 SGK tr.52, 53 và trả lời câu hỏi: Nhà Lý được thành lập như thế nào?
- Em hãy quan sát Hình 1 SGK tr.52, đọc thông tin mục Em có biết và cho biết: Em biết điều gì về vua Lý Công Uẩn?
- Em hãy đọc Tư liệu 1 SGK tr.53, thảo luận cặp đôi để thực hiện yêu cầu:
+ Gạch chân đưới từ, cụm từ miêu tả về thành Đại La.
+ Những thông tin đó chứng tỏ điều gì về vùng đất này?
Video trình bày nội dung:
- Những từ/cụm từ miêu tả về thành Đại La: ở giữa khu vực trời đất, có thế rỗng cuộn hổ ngồi, vị trí giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện hình thế nhìn sông dựa núi, địa thế rộng mà bằng phẳng, đất cao, sáng sủa, muôn vật phôn thịnh, phong phú, thắng địa, tụ hội trọng hội, kinh sự muôn đời.
=> Đây là vùng đất có địa thế rất thuận lợi để xây dựng đất nước lâu dài.
- Ý nghĩa:
+ Là quyết định sáng suốt của Lý Công Uẩn, đã chuyển vị thế đất nước từ phòng thủ sang thế phát triển lâu dài.
+ Đặt nền móng cho việc xây dựng kinh đô Thăng Long trở thành đô thị phát triển thịnh vượng.
+ Là trung tâm của đất nước về sau, mở ra bước ngoặt mới cho sự phát triển của dân tộc.
+ Nhà Lý cho xây dựng một số cung điện, thành luỹ,... và đến thời kì này Hoàng thành Thăng Long được hoàn chỉnh với ba vòng thành, thể hiện sự phát triển của Đại Việt thời Lý.
Nội dung 2. Tình hình chính trị
Em hãy đọc thông tin trong SGK mục 2a SGK tr.54, làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Trình bày những nét chính về tổ chức chính quyền thời Lý. Từ đó, em có nhận xét gì?
Video trình bày nội dung:
a) Tổ chức chính quyền
- Nhà Lý xây dựng hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương. Đứng đầu là vua, dưới có các quan đại thần (quan văn, quan võ) giúp việc. Vua ở ngôi theo chế độ “cha truyền con nối”. Những người thân tín được cất nhắc lên nắm các chức vụ cao trong triều đình.
- Nhà Lý chia cả nước thành 24 lộ, phủ, ở miền núi gọi là châu. Dưới lộ (phủ, châu) là hương, huyện. Đơn vị cấp cơ sở là xã.
=> Tổ chức chính quyền nhà Lý khá hoàn chỉnh, thể hiện sự chăm lo củng cố chính quyền của triều Lý.
b) Xây dựng luật pháp và quân đội
- Bộ Hình thư là bộ luật thành văn đầu tiên của nhà nước quân chủ Việt Nam. Việc xây dựng một bộ luật với những quy định rõ ràng làm căn cứ cho việc xét xử là thật sự cần thiết.
=> Tình hình chính trị nhà Lý ngày càng ổn định và chế độ quân chủ trung ương tập quyền được xây dựng và củng cố.
- Những điểm tiến bộ về luật pháp thời Lý:
+ Bộ luật Hình thư ra đời thay thế cho các quy chế, luật lệ, chiếu chỉ trước đó.
+ Pháp luật đặt ra những nội dung, quy định bảo vệ nhà vua và giai cấp thống trị.
+ Luật pháp thời Lý đã chú ý phát triển sản xuất và quyền lợi của nhân dân, nghiêm cấm việc mổ trộm trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
+ Những người phạm tội sẽ bị xử phạt rất nghiêm khắc.
- Quân đội được xây dựng với kỉ luật nghiêm minh, huấn luyện chu đáo, vũ khí trang bị khá đầy đủ, được chia thành hai bộ phận là cấm quân và quân địa phương.
+ Chính sách “ngụ binh ư nông” của nhà Lý là một chính sách hài hoà giữa quân sự và nông nghiệp, thể hiện sự sáng suốt của các vị vua nhà Lý.
Triều đình có được lực lượng quân đội hùng mạnh, đông đảo trong khi sản xuất nông nghiệp vẫn phát triển.
c) Chính sách đối nội, đối ngoại
- Chính sách đối nội của nhà Lý đối với tù trưởng miền núi: gả con gái cho tù trưởng động giáp ở Lạng Châu, lấy con gái của châu mục làm phi.
=> Đây là biện pháp liên kết bằng hôn nhân nhằm thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo để thu phục các tù trưởng. Nhưng nhà Lý cũng kiên quyết trấn áp những thế lực có ý định tách khỏi Đại Việt.
=> Vua Lý nắm đất, nắm dân miền biên ải, đồng thời thắt chặt khối đoàn kết các dân tộc, mở rộng phạm vi ảnh hưởng của triều đình.
- Chính sách đối ngoại của nhà Lý: giữ mối quan hệ hoà hiếu với nhà Tống, dẹp tan cuộc tấn công của Chăm-pa, đưa quan hệ Đại Việt - Chăm-pa trở lại bình thường.
Nội dung 3. Tình hình kinh tế, xã hội
Em hãy hoạt động nhóm, đọc thông tin mục 3a, 3b, quan sát Hình 3, 4 SGK tr. 55, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: Trình bày nét chính về tình hình kinh tế thời Lý. Em có nhận xét gì về các chính sách của nhà Lý trong phát triển kinh tế? Những chính sách đó tác dụng gì?
+ Nhóm 2: Trình bày những nét chính về tình hình xã hội Đại Việt thời Lý.
Video trình bày nội dung:
a) Tình hình kinh tế
- Nông nghiệp: Nhà Lý thực hiện nhiều biện pháp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, mùa màng bội thu: chính sách “ngụ binh ư nông” cày tịch điển, bảo vệ trâu bò, khai khẩn đất hoang, đào kênh mương.
- Thủ công nghiệp: Thủ công nghiệp thời kì này khá phát triển, bao gồm hai bộ phận: thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp nhân dân.
- Thương nghiệp :
+ Ở các địa phương, hình thành các chợ, các trung tâm trao đổi hàng hoá.
+ Quan hệ buôn bán giữa Đại Việt với Trung Quốc khá phát triển, nhiều chợ ở vùng biên giới được hình thành. Cảng biển Vân Đồn trở thành nơi buôn bán với nước ngoài tấp nập, sầm uất.
b) Tình hình xã hội
- Xã hội có xu hướng phân hoá hơn.
+ Tầng lớp quý tộc (vua, quan) có nhiều đặc quyển.
+ Một số ít dân thường có nhiều ruộng đất trở thành địa chủ.
+ Nông dân chiếm đa số trong dân cư, nhận ruộng đất công làng xã để cày cấy và nộp thuế, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước; một số phải lĩnh canh ruộng đất và nộp tô cho địa chủ.
+ Thợ thủ công và thương nhân khá đông đảo.
+ Nô tì có địa vị thấp kém nhất, phục vụ trong triểu đình và gia đình quan lại.
Nội dung 4. Tình hình văn hóa, giáo dục
Em hãy thảo luận nhóm, đọc thông tin mục 4a, 4b, 4c, quan sát Hình 5-7 SGK tr.56, 57 và thực hiện nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: Trình bày những thành tựu tiêu biểu về tôn giáo thời Lý.
+ Nhóm 2: Trình bày những thành tựu tiêu biểu về văn học nghệ thuật thời Lý.
+ Nhóm 3: Trình bày những thành tựu tiêu biểu về giáo dục thời Lý.
Video trình bày nội dung:
a) Tôn giáo
- Phật giáo được các vua Lý tôn sùng và truyền bá rộng rãi trong nhân dân.
- Nho giáo bắt đầu được mở rộng và ngày càng có vai trò trong xã hội.
- Đạo giáo cũng khá thịnh hành, được kết hợp với các tín ngưỡng dân gian.
b) Văn học, nghệ thuật
- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển, xuất hiện một số tác phẩm văn học có giá trị như Chiếu đời đô, Nam quốc sơn hà.
- Hát chèo, múa rối nước đều phát triển. Các trò chơi dân gian rất được ưa chuộng.
- Thời kì này, một số công trình kiến trúc có quy mô tương đối lớn và độc đáo được xây dựng. Trình độ điêu khắc tinh vi, thanh thoát, được thể hiện trên các tượng Phật, ở hình trang trí rồng, phượng và các bệ đá hình hoa sen.
c) Giáo dục
- Nhà Lý đã chú ý đến việc học tập, thi cử để tuyển chọn những người tài
bổ sung vào bộ máy chính quyền. Năm 1070, nhà Lý cho dựng Văn Miếu. Năm 1075, cho mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại. Năm 1076, Quốc Tử Giám được thành lập, là nơi học tập của con em quý tộc; sau đó, mở rộng đến con quan lại và những người giỏi trong nước.
=> Đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt, đã chứng tỏ ý thức đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, thể hiện truyền thống hiếu học của nhân dân ta. Từ đó góp phần quan trọng để giữ gìn và củng cố độc lập cho quốc gia, xây dựng văn hoá dân tộc.
………..
Nội dung video Bài 11: Nhà lý xây dựng và phát triển đất nước (1009-1225) còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.