Video giảng Lịch sử 7 kết nối bài 10 Đại Cồ Việt thời Đinh và Tiền Lê (968-1009)
Video giảng Lịch sử 7 kết nối bài 10 Đại Cồ Việt thời Đinh và Tiền Lê (968-1009). Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 10: ĐẠI CỔ VIỆT THỜI ĐINH VÀ TIỀN LÊ
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
Giới thiệu được những nét chính về tổ chức chính quyền thời Đinh, Tiền Lê.
Mô tả được cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn năm 981.
Nhận biết được đời sống xã hội, văn hóa thời Đinh, Tiền Lê.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi vào bài học, chúng ta cùng suy nghĩ và trả lời câu hỏi sau:
Ý nghĩa việc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh: đưa đất nước trở lại bình yên.
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Công cuộc xây dựng chính quyền và bảo vệ đất nước thời Đinh, Tiền Lê.
Theo em, việc nhà Đinh đặt tên nước và không dùng niên hiệu của Hoàng đế Trung Quốc nói lên điều gì?
Video trình bày nội dung:
a) Chính quyền thời Đinh.
- Đinh Bộ Lĩnh là người Việt đầu tiên xưng đế (Hoảng đế là tước hiệu của vua nước lớn mạnh, có nhiều nước thần phục; ương là tước hiệu của vua nước nhỏ), đặt niên hiệu riêng (Thái Bình), đặt tên nước (Đại Cổ Việt), định đất đóng đô (Hoa Lư) và phong vương cho các hoàng tử nhằm khẳng định người Việt có giang sơn, bờ cõi riêng; nước Đại Cổ Việt độc lập và ngang hàng với Trung Quốc chứ không phải là nước phụ thuộc.
- Hoa Lư là quê hương của Định Bộ Lĩnh; Địa thế của Hoa Lư nhiều đồi núi tạo được ra thế phòng thủ trước kẻ thù xâm lược.
- Chính quyền thời Đinh:
+ Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Linh lên ngôi Hoàng đế (Định Tiên Hoàng), đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đặt niên hiệu là Thái Bình, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình).
+ Chính quyền thời Đinh được kiện toàn thêm một bước. Ở trung ương đứng đầu là Hoàng để có quyền lực cao nhất, giúp việc có Ban Văn, Ban Võ và cao tăng. Chính quyền địa phương gồm các cấp: đạo (châu), giáp, xã.
+ Nhà vua phong vương cho các hoàng tử, cử tướng lĩnh thân cận nắm giữ chức vụ chủ chốt; cho đúc tiền để lưu hành trong nước. Những người phạm tội nặng bị xử phạt rất nghiêm khác. Nhà Định tổ chức quân đội gồm 10 đạo, sai sứ sang giao hảo với nhà Tống.
=> Những việc làm của Đinh Tiên Hoàng trong tổ chức bộ máy chính quyển đã khẳng định vị thế độc lập của Đại Cô Việt.
Nội dung 2: Đời sống xã hội và văn hóa thời Đinh, Tiền Lê.
Trình bày những nét chính về tình hình xã hội thời Đinh – Tiền Lê?
Video trình bày nội dung:
Đời sống xã hội và văn hóa thời Đinh, Tiền Lê,
- Tình hình xã hội: Xã hội phân chia thành hai bộ phận là thống trị và bị trị. Bộ phận thống trị gồm vua, quan; bị trị chủ yếu là người dân lao động (nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì). Nông dân có số lượng đông đảo nhất, cày cấy ruộng đất công làng xã. Nô tì có địa vị thấp kém nhất, số lượng không nhiều.
- Đời sống văn hoá:
+ Thời Đinh - Tiền Lê, giáo dục chưa phát triển. Nho giáo chưa có ảnh hưởng sâu rộng.
+ Phật giáo được truyền bá rộng rãi, chùa được xây dựng ở nhiều nơi, các nhà sư được triều đình đề cao và nhân dân quý trọng.
+ Xu hướng khôi phục và phát triển văn hoá dân tộc bước đầu đạt được một số thành tựu. Nhiều loại hình văn hoá dân gian tiếp tục được giữ gìn trong đời sống như ca hát, nhảy múa, đua thuyền, đấu võ, đấu vật...
+ Nho giáo đã được du nhập vào nước ta nhưng ảnh hưởng còn hạn chế. Đạo Phật được truyền bá rộng rãi, chùa được xây dựng ở nhiều nơi. Xu hướng phục hưng văn hoá dân tộc cũng bước đầu đạt được một số thành tựu. Nhiều loại hình văn hoá dân gian tiếp tục được giữ gìn trong đời sống văn hoá.
………..
Nội dung video Bài 10: Đại Cồ Việt thời Đinh và Tiền Lê còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.