Video giảng Lịch sử 7 kết nối bài 12 Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077)
Video giảng Lịch sử 7 kết nối bài 12 Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077). Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 12: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG (1075-1077)
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Đánh giá được những nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077).
- Đánh giá được vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi vào bài học, chúng ta cùng suy nghĩ và trả lời câu hỏi sau:
+ Em đã từng bao giờ nghe đến sông Như Nguyệt chưa?
+ Hãy nêu hiểu biết của em về con sông đó.
+ Em có biết con sông đó gắn với sự kiện lịch sử nào hoặc với vị anh hùng dân tộc nào?
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1. Cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ nhất (năm 1075)
Em hãy đọc thông tin mục 1 SGK tr.58, làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi:
+ Đứng trước âm mưu xâm lược của nhà Tống, nhà Lý đã chuẩn bị đối phó với quân Tống như thế nào?
+ Trước âm mưu và hành động chuẩn bị xâm lược của nhà Tống, chủ trương đối phó của nhà Lý và Lý Thường Kiệt như thế nào? Em có nhận xét gì về chủ trương đó?
Video trình bày nội dung:
Cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ nhất (năm 1075)
- Giữa thế kỉ XI, nhà Tống lại âm mưu đưa quân xâm lược Đại Việt. Vua nhà Lý cử Lý Thường Kiệt làm Tổng chỉ huy lãnh đạo cuộc kháng chiến; chủ động và khẩn trương tiến hành các biện pháp đối phó như đem quân đánh bại ý đồ tiến công phối hợp của nhà Tống với Chăm-pa.
- Sau khi ổn định được phía nam, Lý Thường Kiệt đã nhận định: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”. T10 - 1975, Lý Thường Kiệt chỉ huy hơn 10 vạn quân thuỷ bộ, chia làm hai đạo tiến vào đất Tống.
=> Là chủ trương chủ động tấn công để tự vệ nhằm giành thế chủ động, tiêu hao sinh lực địch ngay từ lúc chúng chưa tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược. Đây là một chủ trương táo bạo, thể hiện trí tuệ, tầm nhìn của Lý Thường Kiệt và sự chủ động của vua tôi nhà Lý.
- Sau 42 ngày chiến đấu, quân Lý đã hạ được thành Ung Châu - căn cứ mạnh nhất của quân Tống, tiêu huỷ hết kho lương dự trữ của địch. Dù khí thế mạnh nhưng mục đích của cuộc tập kích đã đạt được, Lý Thường Kiệt nhanh chóng chủ động rút quân, chuẩn bị phòng tuyến chặn giặc trong nước.
=> Việc chủ động tấn công để tự vệ có ý nghĩa quan trọng, đẩy kẻ thù vào thế bị động, tạo ra nhiều điều kiện có lợi để đánh bại kẻ thù khi chúng sang xâm lược nước ta.
- Nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ nhất:
+ Ta chỉ tấn công các căn cứ quân sự, các kho lương thảo là những nơi nhàTống chuẩn bị cho cuộc tấn công xâm lược nước ta.
+ Ta treo bảng nói rõ cho nhân dân hai nước biết được mục đích cuộc tấn công. Sau khi thực hiện mục đích của mình, quân ta nhanh chóng rút về nước.
Nội dung 2. Cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ hai (năm 1077)
Em hãy thảo luận cặp đôi: Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt đã chuẩn bị kháng chiến như thế nào? Qua đó, em rút ra được điều gì?
Video trình bày nội dung:
Cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ hai (năm 1077)
a) Chuẩn bị kháng chiến
Dự đoán các hướng tiến công của quân Tống, Lý Thường Kiệt hạ lệnh tích cực chuẩn bị kháng chiến:
- Hạ lệnh cho các tù trưởng dân tộc ít người ở gần biên giới bố trí quân đánh chặn để kiềm chế, tiêu hao sinh lực địch khi chúng vừa tiến sang.
- Bố trí lực lượng thuỷ binh ở vùng Đông Bắc để chặn thuỷ binh địch, phá vỡ kế hoạch phối hợp thuỷ - bộ của giặc.
- Xây dựng phòng tuyến kiên cố bên bờ nam sông Như Nguyệt và bố trí bộ binh đóng giữ.
Việc chuẩn bị kháng chiến được vua tôi nhà Lý tổ chức một cách tích cực, chặt chẽ. Điều này cũng thể hiện được vai trò, công lao và sáng suốt của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược.
- Lý Thường Kiệt cho xây dựng phòng tuyến chặn giặc ở sông Như Nguyệt vì:
+ Đây là một đoạn của sông Cầu (từ ngã ba sông Cà Lổ và sông Cầu trở xuống đến Phả Lại - lúc đó là Vạn Xuân).
+ Dòng sông chặn ngang con đường bộ mà quân Tống có thể vượt qua để tiến về Thăng Long.
+ Lý Thường Kiệt cho xây phòng tuyến sông Như Nguyệt: đắp đê cao như bức tường thành ở mặt nam sông Cầu, bên trên đóng tre làm giậu dày mấy tầng, kiên cố dài gần 10 km từ chân núi Tam Đảo, bao bọc, che đỡ cho cả hai vùng đồng bằng rộng lớn. Thành hào kiên cố giúp dễ dàng phòng thủ hơn một đồn thành độc lập giữa kinh thành.
=> Thể hiện sự độc đáo trong cách tổ chức đánh giặc cũng như vai trò, tầm nhìn sáng tạo của Lý Thường Kiệt. Nhờ việc xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt dựa trên sự kết hợp giữa địa hình tự nhiên, bãi chướng ngại vật cùng với lực lượng thuỷ - bộ được bố trí trọng điểm nên vừa có thể bảo vệ được toàn chiến tuyến, vừa nhanh chóng tập trung tổ chức phản công địch.
b) Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến sông Như Nguyệt
- Năm 1077, quân Tống chia làm hai đạo tiến vào xâm lược Đại Việt. Quân bộ do Quách Quy chỉ huy vượt qua biên giới vùng Đông Bắc nước ta, bị chặn đứng trước phòng tuyến sông Như Nguyệt. Quân thuỷ tiến vào vùng ven biển Đông Bắc, nhưng bị chặn đánh. Quách Quỳ nhiều lần cho quân tìm cách vượt sông Như Nguyệt nhưng đều bị đẩy lùi về phía bờ bắc.
- Cuối Xuân năm 1077, Lý Thường Kiệt quyết định mở cuộc tấn công lớn. Quân ta vượt sông, đánh thẳng vào doanh trại quân Tống. Quân giặc thua to, lâm vào tình thế hết sức khó khăn, tuyệt vọng.
+ Lý Thường Kiệt đã chủ động đề nghị “giảng hoà”, cho quân Tống một lối thoát. Quân Tống vội vã rút về nước.
Đây là cách kết thúc chiến tranh rất độc đáo của Lý Thường Kiệt:
+ Không tiêu diệt toàn bộ quân thù khi chúng đã ở thế cùng, lực kiệt mà kết thúc chiến tranh bằng cách giảng hoà để bảo đảm mối quan hệ bang giao, hoà hiếu giữa hai nước sau chiến tranh.
+ Không làm tổn thương danh dự của nước lớn, bảo đảm một nền hoà bình lâu dài.
+ Bảo toàn lực lượng của quân dân ta, tránh những tổn thất, hi sinh không cần thiết.
+ Chứng tỏ tinh thần nhân đạo của dân tộc ta và vai trò to lớn của Lý Thường Kiệt.
- Cuộc chiến đấu trên sông Như Nguyệt là trận chiến chiến lược có ý nghĩa kết thúc cuộc chiến tranh chống Tống thắng lợi. Nhà Tống buộc phải từ bỏ hoàn toàn giấc mộng thôn tính Đại Việt. Nền độc lập, tự chủ của Đại Việt được bảo vệ.
………..
Nội dung video Bài 12: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược tống (1075-1077) còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.