Video giảng Khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 4: Dung dịch và nồng độ

Video giảng Khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 4: Dung dịch và nồng độ. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 4: DUNG DỊCH VÀ NỒNG ĐỘ

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Nêu được dung dịch là hỗn hợp lỏng đồng nhất của các chất đã tan trong nhau.
  • Nêu được định nghĩa độ tan của một chất trong nước, nồng độ phần trăm, nồng độ mol.
  • Tính được độ tan, nồng độ phần trăm; nồng độ mol theo công thức.
  • Tiến hành được thí nghiệm pha một sung dịch theo một nồng độ cho trước.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em suy nghĩ và trả lời cho cô câu hỏi: Dung dịch là gì? 

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Dung dịch, chất tan và dung môi.

Theo em, dung môi là gì?

Video trình bày nội dung:

Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi.

- Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác, thường là nước.

- Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi

- Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan ở một nhiệt độ và áp suất nhất định.

- Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan ở một nhiệt độ và áp suất nhất định.

Nội dung 2:  Độ tan

Em hãy cho biết công thức tính độ tan?

Video trình bày nội dung:

Câu 1: Độ tan của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ, áp suất xác định.

Câu 2: Công thức tính độ tan:

S= mct/mnước . 100

Trong đó: 

S là độ tan, đơn vị g/100g nước

mct là khối lượng chất tan, đơn vị là gam

mnước là khối lượng nước, đơn vị là gam

Câu 3: Lấy khối lượng muối ban đầu trừ đi khối lượng muối không tan sẽ tính được lượng muối đã tan trong nước. Từ đó tính ra độ tan của muối ăn trong 20g nước (20mL) là: 

12-5 = 7 (g)

Vậy độ tan của muối ăn là:

S= 7/20 . 100 = 35 (g/100g)

Câu 4: Áp dụng công thức ta có độ tan của Na2CO3 trong nước ở 18oC là: 

S = 53/250 . 100 = 21,2 (g/100g)

  1. Độ tan của một chất sẽ phụ thuộc và nhiệt độ và áp suất.
  2. Đối với chất rắn, nhiệt độ tăng thì độ tan tăng. Đối với chất khí nhiệt độ tăng, độ tan giảm.

- Ngày nóng, cá thường ngoi lên mặt nước để hô hấp vì độ tan của oxygen giảm khi nhiệt độ tăng.

BÀI 4: DUNG DỊCH VÀ NỒNG ĐỘ

- Trong sản xuất nước ngọt có gas, người ta nén khí carbon dioxide ở áp suất cao để tăng độ tan trong nước.

………..

Nội dung video Bài 4: Dung dịch và nồng độ còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

Xem video các bài khác