Video giảng Khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 36: Điều hòa môi trường trong của cơ thể người

Video giảng Khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 36: Điều hòa môi trường trong của cơ thể người. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Xem video giảng bài này để hiểu bài tốt hơn. => Xem video

Tóm lược nội dung

BÀI 36. ĐIỀU HOÀ MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ

Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Nêu được khái niệm môi trường trong cơ thể
  • Nêu được khái niệm cân bằng môi trường trong và vai trò của sự duy trì ổn định môi trường trong của cơ thể (ví dụ nồng độ glucose, nồng độ muối urea, uric acid và pH máu)
  • Đọc và hiểu được thông tin một số ví dụ cụ thể và kết quả xét nghiệm nồng độ glucose và uric acid trong máu

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Môi trường trong cơ thể bao gồm những thành phần nào? 

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Máu

Em hãy nêu tên các thành phần của máu?

Video trình bày nội dung:

Các thành phần của môi trường trong cơ thể bao gồm máu, nước mô và bạch huyết 

Giữa 3 thành phần này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, khi một trong số thành phần của máu thẩm thấu qua thành mạch máu tạo thành nước mô, nước mô thẩm thấu qua thành mạch bạch huyết tạo thành bạch huyết, bạch huyết vận chuyển trong mạch bạch huyết rồi lại đổ về tĩnh mạch và hòa vào máu.

- Môi trường trong cơ thể bao gồm máu, nước mô và bạch huyết có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Nội dung 2: Miễn dịch và vaccine

Em hãy cho biết cân bằng môi trường trong của cơ thể là gì?

Video trình bày nội dung:

1. Cân bằng môi trường trong của cơ thể là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể, đảm bảo cho các hoạt động sống trong cơ thể diễn ra bình thường. 

Vai trò của môi trường trong rất quan trọng, nếu môi trường trong của cơ thể không được duy trì ổn định (mất cân bằng) sẽ gây ra sự biến đổi hoặc rối loạn hoạt động của tế bảo, cơ quan và cơ thể. 

2. Sau khi ăn quá mặn, nồng độ muối NaCl trong máu tăng cao. Việc uống nhiều nước sau khi ăn quá mặn có ý nghĩa làm giảm nồng độ NaCl trong máu. duy trì nồng độ muối NaCl trong máu ở mức cân bằng. 

Từ phiếu kết quả xét nghiệm có thể dự đoán bệnh nhân bị bệnh tiểu đường do chỉ số glucose vượt quá mức bình thường, Tuy nhiên, chỉ số uric acid trong máu thấp hơn mức bình thường,

Bệnh nhân nên giảm thức ăn chứa đường trong khẩu phần ăn (giảm tính bột, bánh kẹo,...), tăng cường ăn rau xanh, các loại quả ít ngọt, tập thể dục thường xuyên giúp nâng cao sự lưu thông máu nhằm ổn định môi trường trong của cơ thể. 

Môi trường trong của cơ thể được duy trì ổn định giúp cơ thể hoạt động bình thường 

Mất cân bằng môi trường trong cơ thể có nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm như là bệnh gout, bệnh rối loạn chuyển hóa uric acid máu,...

………..

Nội dung video Bài 36: Điều hòa môi trường trong cơ thể còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác