Video giảng Khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 15: Áp suất trên một bề mặt
Video giảng Khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 15: Áp suất trên một bề mặt. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 15: ÁP SUẤT TRÊN MỘT BỀ MẶT
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Dùng dụng cụ thực hành, khẳng định được áp suất sinh ra khi có áp lực tác dụng lên áp lực một diện tích bề mặt,
- Liệt kê được một số đơn vị đo áp suất thông dụng.
- Thảo luận được công dụng của việc tăng, giảm áp suất qua một số hiện tượng thực tế.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em suy nghĩ và trả lời cho cô câu hỏi: Tại sao khi một em bé đứng lên chiếc đệm (nệm) thì đệm lại bị lún sâu hơn là một người lớn nằm trên nó?
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Áp lực là gì?
- Theo em: Áp lực là gì?
- Lực được mô tả là áp lực như thế nào?
Video trình bày nội dung:
- Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
Lực được mô tả là áp lực là:
- Lực của thùng hàng tác dụng lên mặt sàn;
- Lực của ngón tay tác dụng lên mũ đinh;
Lực của đầu đinh tác dụng lên tấm xốp.
Nội dung 2: Áp suất
Em hãy suy nghĩ và trả lời các câu hỏi sau:
- Quan sát thí nghiệm và đưa ra kết luận.
- Áp suất sinh ra khi nào ?
- Viết công thức tính áp suất.
- Lấy ví dụ và chỉ ra chỉ ra công dụng của việc làm tăng, giảm áp s
Video trình bày nội dung:
1 Thí nghiệm
Áp lực (F) | Diện tích bị ép (S) | Độ lún (h) |
Fb > Fa | Sb = Sa | hb > ha |
Fc = Fa | Sc < Sa | hc < ha |
Tác dụng của áp lực càng lớn khi áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng nhỏ
2. Công thức tính áp suất
- Áp suất sinh ra khi có áp lực tác dụng lên một diện tích bề mặt
- Áp suất được tính bằng công thức
P = Fs
Trong đó :
- p là áp suất (đơn vị N/m2 hoặc Pa, 1Pa = 1N/m2)
- F là áp lực tác dụng lên mặt bị áp có diện tích S
3. Công dụng của việc làm tăng, giảm áp suất
HĐ1:
Vót nhọn mũi cọc và dùng búa hoặc một tảng đá to gõ xuống tạo áp lực lớn lên đầu cọc. Khi đó ta đã đồng thời tăng áp lực và giảm diện tích bị ép lên mặt đất nên áp suất sẽ tăng và đóng cọc xuống được dễ dàng hơn.
HĐ2:
Để ô tô có thể vượt qua vùng đất sụt lún người ta có thể dùng tấm ván rộng kê xuống dưới bánh xe. Việc làm này là để tăng diện tích bị ép của xe lên mặt đất từ đó giảm áp suất lên mặt đường, giúp xe có thể di chuyển dễ dàng hơn.
* TỔNG KẾT
- Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép
- Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép
P = Fs
Trong đó :
- p là áp suất (đơn vị N/m2 hoặc Pa, 1Pa = 1N/m2)
- F là áp lực tác dụng lên mặt bị áp có diện tích S
………..
Nội dung video Bài 15: Áp suất trên một bề mặt còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.