Video giảng Khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 20: hiện tượng nhiễm điện do cọ xát

Video giảng Khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 20: hiện tượng nhiễm điện do cọ xát. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 20: HIỆN TƯỢNG NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT 

Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Nêu được định nghĩa dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện; phân loại được vật dẫn điện, vật không dẫn điện.
  • Nêu được nguồn điện có khả năng cung cấp năng lượng điện và liệt kê được một số nguồn điện thông dụng trong đời sống.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Khi làm thí nghiệm với đũa thủy tinh ta quan sát được hiện tượng gì?

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Vật nhiễm điện  

Theo em, ban đầu, đưa chiếc đũa nhựa lại gần các mẩu giấy, ta thấy có hiện tượng gì xảy ra?

Video trình bày nội dung:

* Thí nghiệm 1

BÀI 20: HIỆN TƯỢNG NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT 

- Ban đầu, đưa chiếc đũa nhựa lại gần các mẩu giấy, ta thấy không có hiện tượng gì xảy ra.

- Khi cọ chiếc đũa nhựa vào mảnh vải len (hoặc dạ) sau đó đưa lại gần các mẩu giấy vụn, ta thấy đũa nhựa hút các mẩu giấy vụn làm các mẩu giấy vụn bám vào đầu của đũa nhựa.

- Khi làm thí nghiệm với đũa thủy tinh ta cũng quan sát được hiện tượng tương tự như đũa nhựa.

Nhận xét: Các vật sau khi bị cọ xát có tính chất hút được các vật khác (mẩu giấy vụn) được gọi là vật nhiễm điện hay vật mang điện tích. 

* Thí nghiệm 2

Ta thấy hiện tượng xảy ra là hai chiếc đũa nhựa đẩy nhau như ở Hình 20.2a. và hai chiếc đũa nhựa và đũa thủy tinh hút nhau như ở Hình 20.2b.

C1. 

- Chiếc đũa nhựa và đũa thủy tinh sau khi cọ sát đều bị nhiễm điện.

- Điện tích trên đũa thủy tinh khác loại với điện tích trên đũa nhựa.

C2. 

- Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau.

- Các điện tích khác loại thì hút nhau.

* Kết luận 

- Các vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút được các vật khác được gọi là vật nhiễm điện hay vật mang điện. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.

- Hai vật nhiễm điện như nhau thì đẩy nhau; hai vật nhiễm điện khác nhau thì hút nhau

Nội dung 2: Giải thích sơ lược về sự nhiễm điện do cọ xát

Theo em, trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân như thế nào?

Video trình bày nội dung:

HĐ1. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử mang điện tích âm 

+ Hạt nhân nguyên tử gồm các hạt proton mang điện tích dương và neutron không mang điện 

+ Vỏ nguyên tử gồm các hạt electron mang điện tích âm sắp xếp thành từng lớp

BÀI 20: HIỆN TƯỢNG NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT 

HĐ2. Trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định nào

CH1. Cánh quạt điện khi quay cọ xát mạnh với không khí và bị nhiễm điện, vì thế cánh quạt hút các hạt bụi có trong không khí ở gần nó. Lực hút của cánh quạt lên bụi mạnh hơn nhiều lực đẩy của gió lên hạt bụi nên hạt bụi bám vào cánh quạt. Đặc biệt mép cánh quạt được cọ xát mạnh nhất nên nhiễm điện nhiều nhất. Do đó, chỗ mép cánh quạt hút bụi mạnh nhất và bụi bám ở mép cánh quạt nhiều nhất

CH2. Khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình ti vi bằng khăn bông khô, chúng cọ xát với khăn bông khô và bị nhiễm điện. Vì thế chúng hút các hạt bụi ở xung quanh

* TỔNG KẾT 

  • Có thể làm nhiễm điện nhiều vật cách điện bằng cọ xát; vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác 

Các vật nhiễm điện cùng dấu thì đẩy nhau, khác dấu thì hút nhau

………..

Nội dung video Bài 20: Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác