Video giảng Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Kết nối Bài 6: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng
Video giảng Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả kết nối Bài 6: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 6: KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY SẦU RIÊNG
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Phân tích được đặc điểm thực vật học, yêu cầu ngoại cảnh của cây sầu riêng.
- Nêu được quy trình trồng, chăm sóc, kĩ thuật tỉa cành, tạo tán, điều khiển ra hoa, đậu quả cho cây sầu riêng.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, cô có một câu hỏi muốn tất cả chúng ta cùng suy nghĩ và trả lời: Vì sao ở các tỉnh miền Bắc nước ta thường không trồng cây sầu riêng?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh
Nội dung 1: Đặc điểm thực vật học
- Bộ rễ của cây sầu riêng có đặc điểm như thế nào?
- Thân, cành của cây sầu riêng có đặc điểm gì?
- Lá của cây sầu riêng có đặc điểm gì?
- Hoa của cây sầu riêng có đặc điểm gì? Số lượng hoa trên một chùm phụ thuộc vào yếu tố nào?
- Quả của cây sầu riêng có đặc điểm như thế nào?
Video trình bày nội dung:
- Tên khoa học: Durio zibethinus Murr.
- Bộ rễ: Có thể ăn sâu và lan rộng từ 6 m đến 8 m tuỳ vào cây giống được tuyển chọn bằng hình thức nào (chiết cành, ghép cành, trồng bằng hạt,...).
- Thân, cành: Thân gỗ lớn, cây trưởng thành có thể cao từ 20 m đến 30 m. Cành mọc ngang, phân cành thấp; tán cây phát triển mạnh, rộng nhất ở phần gốc cây và thu hẹp dần lên phần ngọn cây tạo thành dạng hình tháp.
- Lá: Lá đơn, mọc so le, phiến lá dày hình trứng thuôn dài. Lá có màu đồng khi còn non và chuyển sang màu xanh khi lá trưởng thành.
- Hoa: Hoa lưỡng tính, cánh hoa có màu trắng, hoa mọc thành chùm trên những cành lớn và trên thân chính (Hình 6.2b). Hoa nở vào ban đêm, thụ phấn nhờ côn trùng.
- Quả: Quả có hình bầu dục hoặc tròn, vỏ cứng, có nhiều gai, thịt quả (cơm) thường có màu vàng và có mùi đặc trưng.
Nội dung 2. Yêu cầu ngoại cảnh
- Nhiệt độ thích hợp cho cây là bao nhiêu? Tại sao miền Bắc nước ta không trồng được sầu riêng?
- Lượng mưa và độ ẩm thích hợp cho cây là bao nhiêu?
- Ánh sáng phù hợp với sầu riêng theo từng giai đoạn là gì?
- Cây sầu riêng thích hợp với loại đất nào?Độ pH thích hợp là bao nhiêu?
Video trình bày nội dung:
- Nhiệt độ: Phù hợp từ 24°C đến 30°C. Thấp dưới 22°C hoặc vượt quá 40°C làm hạn chế sinh trưởng của cây → miền Bắc nước ta không trồng được sầu riêng.
- Lượng mưa và độ ẩm: Thích hợp ở những nơi có lượng mưa từ 1 600 mm đến 4.000 mm/năm, độ ẩm không khí từ 75% đến 80%.
- Ánh sáng: Khi cây còn nhỏ, nhu cầu ánh sáng không cao —> Cần che bớt nắng cho cây. Khi cây đã trưởng thành thì cần nhiều ánh sáng.
- Đất trồng: Thích nghi với nhiều loại đất như thịt pha cát, đất thịt, đất phù sa, đất đỏ bazan,... nhưng thích hợp nhất là đất thịt, thoát nước tốt, độ pH từ 5,0 đến 6,4.
II. Quy trình kĩ thuật trồng và chăm sóc
Nội dung 1: Tìm hiểu kĩ thuật trồng
- Nên trồng sầu riêng vào thời điểm nào là tốt nhất?
- Khoảng cách trồng giữa các cây là bao nhiêu?
- Khi đào hố trồng, ta nên đào với kích thước bao nhiêu? Khi đào hố, bón phân lót thì ta nên đào hố theo kích thước bao nhiêu? Cần lưu ý gì đối với những vùng đất trũng thấp?
- Em hãy nêu thao tác trồng sầu riêng? Cần có lưu ý gì trong khi trồng?
Video trình bày nội dung:
- Thời vụ: Thường được trồng vào đầu mùa mưa ở miền Nam (cuối tháng 4 đầu tháng 5).
- Khoảng cách: Cây cách cây và hàng cách hàng từ 6 m đến 8 m, tương đương với mật độ từ 125 cây đến 277 cây/ha.
- Chuẩn bị hố trồng: + Đối với những vùng đất cao, đào hố tròn với đường kính 80 cm hoặc hổ vuông với kích thước mỗi chiều từ 70 cm đến 80 cm, sâu khoảng 50 – 60 cm.
+ Đối với những vùng trũng thấp, đào mương, lên liếp hoặc đắp ụ cao để tránh ngập úng. Kích thước mặt ụ từ 70 cm đến 100 cm; đáy ụ từ 100 cm đến 150 cm.
+ Bón phân lót: Mỗi hố hoặc mỗi ụ từ 20 kg đến 30 kg phân hữu cơ; 0,7 kg đến 1,0 kg supe lân; 0,5 kg vôi bột.
- Trồng cây: Tạo một hố nhỏ giữa hố hoặc ụ đất đã chuẩn bị —> xé bỏ túi bầu —> đặt cây con xuống —> lấp đất cao hơn mặt bầu từ 2 cm đến 3 cm.
– Cắm cọc giữ cây khỏi đổ và che bớt ánh sáng cho cây con.
Nội dung 2. Kĩ thuật chăm sóc được thực hiện như thế nào
- Nên làm cỏ, vun xới quanh gốc cây bao nhiêu lần/năm?
- Thời điểm bón phân như thế nào là hiệu quả? Có mấy thời kì bón phân?
- Cây sầu riêng thường có những loại sâu, bệnh hại nào? Cách phòng trừ đối với mỗi loại sâu, bệnh hại là gì?
III. Kĩ thuật cắt tỉa, tạo tán
Nội dung 1. Thời kì kiến thiết cơ bản
Trong thời kì kiến thiết cơ bản, chúng ta cần làm gì?
Video trình bày nội dung:
- Tỉa cành, tạo tán ngay từ năm đầu tiên và thực hiện thường xuyên ở những năm sau bằng cách loại bỏ các cành cấp 1 mọc ở những vị trí không hợp lí để tạo cho cây có nhiều tầng tán. Tạo tầng tán đầu tiên ở vị trí cách mặt đất khoảng 1.0 m. Mỗi tầng để từ 3 đến 4 cành cấp 1. Các tầng tán cách nhau khoảng 0,4 – 0,6 m.
Nội dung 2. Thời kì kinh doanh
Trong thời kì kinh doanh, chúng ta cần phải làm gì?
Video trình bày nội dung:
- Đối với cây sầu riêng đã vào giai đoạn cho quả, việc cắt tỉa chủ yếu được thực hiện ở thời điểm sau thu hoạch bằng cách loại bỏ các cành đã già yếu, những cảnh bị sâu, bệnh, những chồi mọc thẳng đứng hoặc đâm xuống dưới, tỉa bớt cành tạo cho tán cây có độ thông thoáng.
.......
Nội dung video Bài 6 Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.