Video giảng Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Kết nối Bài 3: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi
Video giảng Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả kết nối Bài 3: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 3: KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI
Xin chào các em, chúng ta lại có hẹn với nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Phân tích được đặc điểm thực vật học, yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả có múi.
- Nêu được quy trình trồng, chăm sóc, kĩ thuật tỉa cành, tạo tán, điều khiển ra hoa, đậu quả cho cây ăn quả có múi.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, các em hãy dựa trên hiểu biết của mình và trả lời câu hỏi: Cây bưởi là một loại cay ăn quả có múi, em hãy quan sát và kể thêm một số loại cây ăn quả có múi khác đang được trồng ở địa phương em (hoặc nơi khác mà em biết).
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh
Nội dung 1: Đặc điểm thực vật học
Các em hãy đọc nội dung thông tin mục I.1 SHS trang 19, 20 và trả lời câu hỏi:
- Bộ rễ của cây ăn quả có múi như thế nào?
- Thân cành của cây ăn quả có múi có đặc điểm gì? Cần lưu ý gì trong quá trình trồng, chăm sóc cây ăn quả có múi?
- Lá của cây ăn quả có múi có đặc điểm gì?
- Hoa của cây ăn quả có múi có đặc điểm gì? Tại sao thụ phấn chéo lại làm cho quả của cây ăn quả có múi có nhiều hạt?
- Quả của cây ăn quả có múi như thế nào?
Video trình bày nội dung:
- Bộ rễ: Gồm rễ cái và rễ con. Rễ cái cắm sâu xuống đất để cây đứng vững. Rễ bên phân bố nông, có chức năng chính lấy nước và khoáng.
- Thân, cành: Thân gỗ nhỏ. Nhiều cành, phân cành thấp.
- Lá: Màu xanh, mọc so le, phiến lá hình trái xoan hoặc thuôn dài.
- Hoa:
+ Hoa lưỡng tính, mọc ở đầu cành hoặc nách lá.
+ Cánh hoa thường có màu trắng hoặc trắng ngả vàng.
+ Chủ yếu là tự thụ phấn, một số loại có thụ phấn chéo.
- Quả: Quả hình cầu. Vỏ dày, màu xanh hoặc vàng khi chín. Vỏ quả có tinh dầu.
Nội dung 2: Yêu cầu ngoại cảnh
Bây giờ, các em hãy đọc nội dung mục I.2 SHS trang 20 và cho biết:
- Nhiệt độ có tác động như thế nào đến cây ăn quả? Nhiệt độ thích hợp cho cây ăn quả có múi là bao nhiêu?
- Lượng mưa và độ ẩm thích hợp cho cây ăn quả có múi là bao nhiêu? Nếu lượng mưa quá ít hoặc quá nhiều sẽ ảnh hưởng như thế nào?
- Ánh sáng thích hợp cho cây ăn quả có múi là bao nhiêu?
- Cây ăn quả có múi thích hợp với loại đất nào?
- Tốc độ gió ảnh hưởng như thế nào đến cây ăn quả có múi?
Video trình bày nội dung:
- Nhiệt độ: Khoảng nhiệt độ có thể sinh trưởng, phát triển: 12 °C – 39 °C và thích hợp nhất là 23 °C – 29°C.
- Lượng mưa: Cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng ngập.
+ Lượng mưa tối ưu là 900 – 1200 mm.
+ Độ ẩm 70 – 80%.
- Ánh sáng: Không ưa ánh sáng mạnh.Ưa ánh sáng tán xạ mùa hè 8h – 17h.
- Đất trồng: Đa dạng: đất phù sa, đất cát pha, đất bazan,...
+ Yêu cầu: tầng đất dày trên 1 m, thoát nước tốt, pH 5,5 – 6,4 (chua nhẹ).
- Gió: Gió vừa phải: giúp lưu thông không khí, hạn chế sâu bệnh, điều hoà độ ẩm.
II. Quy trình kĩ thuật trồng và chăm sóc
Nội dung 1. Tìm hiểu kĩ thuật trồng
Các em hãy đọc thông tin mục II.1 SHS trang 20, 21 và cho biết:
- Nên trồng cây ăn quả có múi vào thời điểm nào là tốt nhất?
- Khoảng cách trồng cây ăn quả có múi phụ thuộc vào yếu tố nào?
- Khi đào hố trồng, ta nên đào với kích thước bao nhiêu? Khi đào hố, bón phân lót thì ta nên đào hố theo kích thước bao nhiêu?
- Em hãy nêu thao tác trồng cây ăn quả có múi?
Video trình bày nội dung:
- Thời vụ: mát mẻ, nhiều ẩm.
- Khoảng cách trồng: để lá cây phát triển không che lấp nhau.
- Hố trồng: chuẩn bị cho đất tơi xốp và bổ sung phân bón lót.
- Trồng cây: trồng đủ sâu để cây đứng vững, rễ phát triển, dễ chăm tưới.
Nội dung 2. Kĩ thuật chăm sóc được thực hiện như thế nào?
Để hiểu kĩ hơn về kĩ thuật làm vỏ, vun xới và bón phân thức của cây ăn quả có múi như thế nào, các em hãy đọc nội dung mục II.2a, 2b kết hợp với quan sát bảng 3.1, 3.2 và trả lời các câu hỏi:
- Nên làm cỏ, vun xới quanh gốc cây bao nhiêu lần/năm?
- Lượng phân bón hằng năm phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Thời điểm bón phân như thế nào là hiệu quả? Có mấy thời kì bón phân?
- Trong mỗi thời điểm bón phân cần bao nhiêu lượng và loại phân bón? Mục đích của từng thời điểm bón phân là gì?
- Em hãy nêu cách bón phân phù hợp cho từng thời điểm bón phân?
Video trình bày nội dung:
- Làm cỏ, vun xới:
+ Loại bỏ nơi ẩn nấp của sâu bệnh.
+ Vun xới đất tơi xốp cho cây lấy nước và chất dinh dưỡng.
- Bón phân thúc
+ Lượng bón: Bảng 3.1 SGK (Tuỳ thuộc loại cây, tuổi cây).
+ Thời điểm bón: Bảng 3.2 SGK.
- Cách bón:
+ Tạo rãnh, rắc phân, lấp đất.
+ Hoà phân vào nước rồi tưới.
+ Rắc trên gốc rồi tưới nước.
* Lưu ý giữ ẩm thường xuyên
– Tưới nước: Tuỳ thuộc loại cây, tuổi cây.
- Một số sâu, bệnh hại và biện pháp phòng, trừ: Nguyên tắc chung để phòng sâu bệnh:
+ Sử dụng cây giống sạch.
+ Cắt tỉa cành yếu, bệnh.
+ Kiểm tra vườn thường xuyên.
+ Bón phân hợp lí, đảm bảo dinh dưỡng cho cây khoẻ.
+ Sử dụng biện pháp trừ sâu kịp thời, hợp lí.
..........
Nội dung video Bài 3 Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.