Video giảng Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Kết nối Bài 5: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây xoài
Video giảng Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả kết nối Bài 5: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây xoài. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 5: KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY XOÀI
Cô chào cả lớp, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Phân tích được đặc điểm thực vật học, yêu cầu ngoại cảnh của cây xoài.
- Nêu được quy trình trồng, chăm sóc, kĩ thuật tỉa cành, tạo tán, điều khiển ra hoa, đậu quả cho cây xoài.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, cô có một câu hỏi muốn tất cả chứng ta cùng suy nghĩ và trả lời: Ở địa phương em có trồng cây xoài không? Bằng việc quan sát hình cô đang chiếu và kết hợp với kinh nghiệm của bản thân, em hãy nêu đặc điểm hoa của cây xoài.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh
Nội dung 1: Đặc điểm thực vật học
Em hãy đọc nội dung mục I.1 SHS trang 37, 38 kết hợp với mục Khám phá trang 38 và cho biết:
- Bộ rễ của cây xoài có đặc điểm như thế nào?
- Thân, cành của cây xoài có đặc điểm gì?
- Lá của cây xoài có đặc điểm gì?
- Hoa của cây nhãn có đặc điểm gì? Tại sao hoa xoài lại có khả năng thu hút côn trùng?
- Quả của cây nhãn có đặc điểm như thế nào?
Video trình bày nội dung:
- Bộ rễ: rễ rất phát triển, ăn sâu và lan rộng.
- Thân, cành: Thân gỗ lớn 5 – 10m, tán rộng 8 -10m. Mỗi năm ra 3 – 4 đợt lộc.
- Lá: Lá đơn nguyên mọc sole. Lá bản to có mùi thơm đặc trưng.
- Hoa: Hoa đực (nhiều nhất) và hoa lưỡng tính. Hoa lưỡng tính có mật thu hút côn trùng.
- Qủa: Quả mọc thành chùm có màu sắc, khối lượng tùy theo giống xoài. Mỗi quả có một hạt.
Nội dung 2: Yêu cầu ngoại cảnh
Các em hãy đọc nội dung mục I.2 SHS trang 38, 39 và trả lời các câu hỏi sau:
- Nhiệt độ thích hợp cho cây là bao nhiêu? Thời gian lạnh kéo dài tác động như thế nào đến cây?
- Lượng mưa và độ ẩm thích hợp cho cây xoài là bao nhiêu?
- Xoài là cây ưa sáng hay ưa tối? Tác động của ánh sáng đến cây xoài như thế nào?
- Cây xoài thích hợp với loại đất nào?Độ pH thích hợp là bao nhiêu?
- Tốc độ gió ảnh hưởng như thế nào đến cây? Khi trồng và chăm sóc cần lưu ý gì để hạn chế tác động của gió với cây?
Video trình bày nội dung:
- Nhiệt độ: Chịu được nhiệt độ cao. Từ 24 °C đến 27 °C. Lạnh kéo dài làm cây rụng lá, hoa, ảnh hưởng đến quả.
- Lượng mưa: Lượng mưa 1 000 – 1 200 mm.
+ Độ ẩm không khí 55% – 70%.
+ Xoài đủ nước cho quả ngon, năng suất cao hơn.
- Ánh sáng: Cây ưa sáng. Quả ở cành nhiều ánh sáng có chất lượng tốt hơn.
- Đất trồng: Đa dạng. Thích hợp nhất đất phù sa, đất pha cát. Đất thoát nước tốt, pH 5,5 – 7,0 (chua nhẹ).
- Gió: Gió thường là nguyên nhân làm rụng hoa, quả, gãy cành ở cây xoài.
II. Quy trình kĩ thuật trồng và chăm sóc
Nội dung 1. Tìm hiểu kĩ thuật trồng
Để tìm hiểu kĩ thuật trồng, em hãy đọc nội dung mục II.1 SHS trang 39 kết hợp với mục thông tin bổ ích và cho biết:
- Nên trồng xoài vào thời điểm nào là tốt nhất?
- Khoảng cách trồng giữa các cây là bao nhiêu?
- Khi đào hố trồng, ta nên đào với kích thước bao nhiêu? Khi đào hố, bón phân lót thì ta nên đào hố theo kích thước bao nhiêu? Cần lưu ý gì đối với những vùng đất trũng thấp?
- Em hãy nêu thao tác trồng cây xoài?
Video trình bày nội dung:
- Thời vụ: xuân, thu.
- Khoảng cách trồng: để lá cây phát triển không che lấp nhau.
- Hố trồng: bổ sung phân bón lót là lần (1 kg) và phân hữu cơ khoảng 20 – 30 kg.
- Hố trồng: Tạo hố nhỏ giữa hố trồng đã đào, trồng đủ sâu để cây đứng vững, rễ phát triển, dễ
chăm tưới.
Nội dung 2. Kĩ thuật chăm sóc
Để hiểu hơn về kĩ thuật chăm sóc được thực hiện như nào, các em hãy đi khám phá các câu hỏi sau:
- Nên làm cỏ, vun xới quanh gốc cây bao nhiêu lần/năm?
- Lượng phân bón hằng năm phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Thời điểm bón phân như thế nào là hiệu quả? Có mấy thời kì bón phân?
- Trong mỗi thời điểm bón phân cần bao nhiêu lượng và loại phân bón? Mục đích của từng thời điểm bón phân là gì?
- Em hãy nêu cách bón phân phù hợp cho từng thời điểm bón phân?
- Đối với thời kì thiết kế cơ bản, độ ẩm bao nhiêu là thích hợp cho cây?
Video trình bày nội dung:
- Làm cỏ, vun xới: Loại bỏ nơi ẩn nấp của sâu bệnh, diệt cỏ dại. Vun xới đất tơi xốp cho cây lấy nước.
- Bón phân thúc:
+ Lượng bón: Bảng 5.1 SGK.
- Thời điểm bón:
+ Thời kì kiến thiết: bón 4 – 5 lần/ năm khi xoài ra lộc mới.
+ Thời kì kinh doanh: chia 4 lần.
- Cách bón:
+ Lần 1: Tạo rãnh rộng 20 – 30 cm, sâu khoảng 15 – 20 cm theo hình chiếu tán cây. Rải phân hữu cơ trước, vô cơ sau rồi lấp đất và tưới giữ ẩm.
+ Các lần sau: hoà tan phân vào nước hoặc rắc theo hình chiếu tán cây rồi tưới nước.
– Tưới nước:
+ Thời kì kiến thiết cơ bản: 2 3 ngày tưới một lần, lượng tưới tùy tuổi cây.
+ Thời kì kinh doanh: giảm nước giai đoạn cây phân hoá mầm hoa và chuẩn bị thu hoạch.
- Một số sâu, bệnh hại và biện pháp phòng trừ sâu hại:
+ Chăm sóc, bón phân cân đối.
+ Cắt tỉa cành đặc biệt sau thu hoạch.
+ Tiêu huỷ bộ phận bị sâu.
+ Phát hiện tiêu diệt sâu thủ công.
+ Sử dụng thuốc trong danh mục.
- Một số biện pháp phòng trừ bệnh hại:
+ Cắt tỉa, thu gom, tiêu huỷ.
+ Bón phân, bổ sung nấm đối kháng.
+ Bao kín quả bằng túi chuyên dụng.
+ Sử dụng thuốc gốc đồng hoặc các loại trong danh mục cho phép.
..........
Nội dung video Bài 5 Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây xoài còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.