Slide bài giảng vật lí 10 kết nối bài 4: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được

Slide điện tử bài 4: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Vật lí 10 Kết nối sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 4 ĐỘ DỊCH CHUYỂN VÀ QUÃNG ĐƯỜNG ĐI ĐƯỢC

I. Vị trí của vật chuyển động tại các thời điểm

Câu 1: Hãy dùng bản đồ Việt Nam và hệ toạ độ địa lý, hãy xác đinh vị trí của thành phố Hải Phòng so với vị trí của Thủ đô Hà Nội

Trả lời rút gọn:

Thành phố Hải Phòng

Vĩ độ: từ 20°03' đến 21°01' Bắc.

Kinh độ: từ 106°02' đến 107°01' Đông.

Cách thủ đô Hà Nội 102 km về phía Đông Nam.

Câu 2: Xác định vị trí của vật A trên trục Ox vẽ ở hình 4.3 tại thời điểm 11h biết, vật chuyển động thẳng, mỗi giờ đi được 40km

Trả lời rút gọn:

Tại thời điểm 11h thì vật A cách điểm O 6 khoảng, tương ứng với 120km

Câu 3: Hãy xác định các độ lớn độ dịch chuyển mô tả ở hình 4.5 trong tọa độ địa lý.

Trả lời rút gọn:

d1 cách gốc O 200m Bắc

d2 cách gốc O  200m hướng 45∘ Đông - Bắc

d3 cách gốc O là 400m Đông

d4 cách gốc O là 100m Tây

III. Phân biệt độ dịch chuyển và quãng đường đi được

Câu 1: Hãy so sánh độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được của ba chuyển động ở hình 4.6

Trả lời rút gọn:

-Độ dịch chuyển: bằng nhau 

-Quãng đường:  của ô tô (3) lớn nhất, rồi đến xe máy (1) và cuối cùng là người đi bộ (2).

Câu 2: Theo em khi nào độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được của một chuyển động bằng nhau ?

Trả lời rút gọn:

Khi vật chuyển động thẳng, không đổi chiều

Câu 3: Bạn A đi xe đạp từ nhà qua trạm xăng rồi tới siêu thị mua đồ, rồi quay về nhà cất đồ. Sau đó đi xe đến trường.

Câu 3.1: Chọn hệ toạ độ có gốc là vị trí nhà bạn A, trục Ox trùng với đường đi từ nhà A tới trường.

a. Tính quãng đường đi được và độ dịch chuyển của A khi đi từ trạm xăng tới siêu thị.

b. Tính quãng đường đi được và độ dịch chuyển của A trong cả chuyến đi trên.

Câu 3.2: Hoàn thành bảng:

Trả lời rút gọn:

Câu 3.1:

a. Quãng đường  đi được từ trạm xăng và độ dịch chuyển tới siêu thị là như nhau và bằng 400m

b. Quãng đường đi được và độ dịch chuyển của A trong cả chuyến đi trên là khác nhau. Cụ thể :

Quãng dường đi được : 800 x 2 + 1200 = 2800m

Độ dịch chuyển là 1200m

Câu 3.2:

Chuyển độngQuãng đường đi đượcĐộ dịch chuyển
Từ trạm xăng đến siêu thị400400
Cả chuyến đi28001200

IV. Tổng hợp độ dịch chuyển

Câu 1: Một người lái ô tô đi thẳng 6km theo hướng tây, sau đó rẽ trái đi thẳng theo hướng nam 4km rồi quay sang hướng đông 3km. Xác định quãng đường đi được và độ dịch chuyển của ô tô.

Trả lời rút gọn:

Quãng đường đi được : 6+4+3=13km

Độ dịch chuyển là : 6+3=9km

Câu 2: Một người bơi ngang từ bờ bên này sang bờ bên kia của một dòng sông rộng 50 m có dòng chảy hướng từ Bắc đến Nam. Do nước sông chảy mạnh nên khi sang đên bờ bên kia thì người đó đã trôi xuôi theo dòng nước 50m. Xác định độ dịch chuyển của người đó.

Trả lời rút gọn:

Độ dịch chuyển là 50m

Phần em có thể

Câu 1: Xác định được vị trí của một địa điểm trên bản đồ.

Trả lời rút gọn:

 Xác định vị trí xuất phát và vị trí cần đến. Rồi nối 2 điểm đó lại với nhau và sử dụng hệ tọa độ địa lí để xác định hướng của điểm cần đến.