Slide bài giảng vật lí 10 cánh diều bài 3. Định luật newton về chuyển động

Slide điện tử bài 3. Định luật newton về chuyển động. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Vật lí 10 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐỀ 2. LỰC VÀ CHUYỂN ĐỘNG

BÀI 3. BA ĐỊNH LUẬT NEWTON VỀ CHUYỂN ĐỘNG

KHỞI ĐỘNG

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau:

Theo em, khi ngừng đẩy, xe sẽ chuyển động như thế nào?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Định luật I newton  
  • Định luật II newton  
  • Định luật III newton

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Định luật I newton 

GV đưa ra câu hỏi: 

  • Phát biểu nội dung định luật I Newton?
  • Quán tính là gì? Lấy ví dụ làm rõ khái niệm vừa nêu ra.

Nôi dung ghi nhớ:

- Định luật I Newton: Vật sẽ đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều mãi mãi trừ khi có hợp lực khác không tác dụng lên vật 

Mọi vật đều có xu hướng duy trì trạng thái chuyển động hay đứng yên đang có. Đặc điểm này được gọi là quán tính . 

Ví dụ về quán tính: khi xe buýt đang chuyển động mà bị phanh gấp, thì người ngồi trên xe sẽ bị nghiêng người về phía trước. 

2. Định luật II newton 

GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu: 

  • Về độ lớn giữa lực F, khối lượng m và gia tốc của vật a có mối liên hệ gì?
  • Gia tốc của một vật có khối lượng như thế nào?

Nôi dung ghi nhớ:

- Mối liên hệ về độ lớn giữa lực F, khối lượng m và gia tốc a của vật 

a = Fm  hay  F = ma    (1)

- Định luật II Newton: Gia tốc của vật có khối lượng không đổi tỉ lệ thuận với độ lớn và có cùng hướng với hợp lực khác không tác dụng lên vật. 

gia tốc = lựckhối lượng

Hay a =Fm

3. Định luật III newton 

-  Phát biểu nội dung định luật III Newton.

Nôi dung ghi nhớ:

- Định luật III Newton: Khi hai vật tương tác, mỗi vật tác dụng một lực lên vật kia, hai lực này ngược hướng và có độ lớn bằng nhau.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Chọn đáp án đúng:

A. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

B. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ nghịch với độ lớn của lực và tỉ lệ thuận với khối lượng của vật.

C. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và khối lượng của vật.

D. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ nghịch với độ lớn của lực và khối lượng của vật.

Câu 2: Chọn câu phát biểu đúng

A. Lực là nguyên nhân làm biến đổi chuyển động của một vật.

B. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động của một vật.

C. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động.

D. Không cần có lực tác dụng thì vật vẫn chuyển động nhanh dần được.

Câu 3: Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính?

A. Vật chuyển động tròn đều.

B. Vật chuyển động trên một đường thẳng.

C. Vật rơi tự do từ trên cao xuống không ma sát.

D. Vật tiếp tục chuyển động khi tất cả các lực tác dụng lên vật mất đi.

Câu 4: Một vật đang chuyển động với vận tốc 3 m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì

A. vật dừng lại ngay.

B. vật đổi hướng chuyển động.

C. vật chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại.

D. vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3 m/s.

Câu 5: Theo định luật III Newton thì lực và phản lực:

A. Là cặp lực cân bằng.

B. Là cặp lực có cùng điểm đặt.

C. Là cặp lực cùng phương, cùng chiều và cùng độ lớn.

D. Là cặp lực xuất hiện và mất đi đồng thời.

Gợi ý đáp án:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

A

A

D

D

D

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Hai xe A (mA) và B (mB) đang chuyển động với cùng một vận tốc thì tắt máy và cùng chịu tác dụng của một lực hãm F như nhau. Sau khi bị hãm, xe A còn đi thêm được một đoạn sA, xe B đi thêm một đoạn là sB < sA. Điều nào sau đây là đúng khi so sánh khối lượng của hai xe?

Câu 2: Lực hãm không đổi có độ lớn F tác dụng vào vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc ban đầu v. Sau thời gian t bao lâu thì vật đó đứng yên?