Slide bài giảng vật lí 10 cánh diều bài 1: Lực và gia tốc

Slide điện tử bài 1: Lực và gia tốc. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Vật lí 10 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐỀ 2. LỰC VÀ CHUYỂN ĐỘNG

BÀI 1. LỰC VÀ GIA TỐC

KHỞI ĐỘNG

GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu:

Trong hình 1.1 là một chiếc siêu xe. Nhà sản xuất công bố nó có thể tăng tốc từ 0 km/h đến 100km/h trong khoảng thời gian dưới 2 giây, tăng tốc từ 0 km/h đến 300km/h trong khoảng thời gian dưới 12 giây. Tốc độ tối đa khoảng 350km/h. Một trong những thông số mà các nhà sản xuất ô tô thường cạnh tranh là giảm thời gian tăng tốc. Mối liên hệ giữa lực và gia tốc là cơ sở để các nhà sản xuất cải tiến ô tô nhằm giảm thời gian tăng tốc. Vậy làm thế nào để rút ngắn thời gian tăng tốc của ô tô?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Liên hệ giữa gia tốc với lực và khối lượng
  • Đơn vị cơ bản và đơn vị dẫn xuất
  • Định nghĩa đơn vị lực 

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Liên hệ giữa gia tốc với lực và khối lượng

GV đưa ra câu hỏi: Giữa gia tốc với lực và khối lượng có mối liên hệ như thế nào?

Nội dung ghi nhớ:

Mối liên hệ:

a= Fm

- Độ lớn gia tốc của một vật có khối lượng xác định tỉ lệ thuận với độ lớn của lực gây ra gia tốc của vật.

- Một lực có độ lớn xác định gây ra cho các vật có khối lượng khác nhau các gia tốc có độ lớn tỉ lệ nghịch với khối lượng của mỗi vật.

2. Đơn vị cơ bản và đơn vị dẫn xuất

GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu: 

  • Có mấy đơn vị cơ bản trong hệ SI?
  • Trong hệ SI có các đại lượng và đơn vị cơ bản nào?
  • Đơn vị dẫn xuất là gì? Lấy ví dụ.

Nội dung ghi nhớ:

- Trong hệ SI có 7 đơn vị cơ bản.

- Các đại lượng và đơn vị cơ bản trong hệ SI

Tech12h

Ví dụ: 10 s; 1730.103 m, 2.10-3 g = 2mg…

- Các đơn vị khác đều có thể biểu diễn qua các đơn vị cơ bản và được gọi là đơn vị dẫn xuất. Đơn vị dẫn xuất để đo một đại lượng được xác định bằng cách sử dụng định nghĩa hoặc biểu thức tính của đại lượng đó. 

Ví dụ: tốc độ trung bình: m/s.

3. Định nghĩa đơn vị lực

GV đưa ra câu hỏi: Lực được tính như thế nào?

Nội dung ghi nhớ:

Một niu tơn là độ lớn của một lực gây ra gia tốc 1 m/s2 cho vật có khối lượng 1 kg. Do đó, 1 N = 1 kg. 1m/s2 = 1kg.m/s2 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Một newton là độ lớn của:

A. Một lực gây ra gia tốc 10 m/s2 cho một vật có khối lượng 1 kg.

B. Một lực gây ra gia tốc 1 m/s2 cho một vật có khối lượng 1 kg.

C. Một lực gây ra gia tốc 10 m/s2 cho một vật có khối lượng 1 g.

D. Một lực gây ra gia tốc 1 m/scho một vật có khối lượng 1 g.

Câu 2: Độ lớn gia tốc của một vật có khối lượng xác định có mối quan hệ thế nào với độ lớn của lực gây ra gia tốc cho vật?

A. Không thay đổi dù độ lớn của lực thay đổi.

B. Tỉ lệ nghịch với độ lớn của lực gây ra gia tốc cho vật.

C. Tỉ lệ thuận với độ lớn của lực gây ra gia tốc cho vật.

D. Không xác định được.

Câu 3: Một vật đang chuyển động nhanh dần đều dưới tác dụng của lực kéo mà lực đó đột ngột giảm độ lớn thì

A. gia tốc của vật không đổi.

B. gia tốc của vật giảm.

C. gia tốc của vật tăng.

D. gia tốc và vận tốc của vật đều giảm.

Câu 4: Đơn vị nào là đơn vị đo của lực?

A. N.s

B. kg.m/s2.

C. m/s2.

D. m/s.

Câu 5: Khi nói về một vật chịu tác dụng của lực, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Khi không có lực tác dụng, vật không thể chuyển động.

B. Khi ngừng tác dụng lực lên vật, vật này sẽ dừng lại.

C. Gia tốc của vật luôn cùng chiều với chiều của lực tác dụng.

D. Khi có tác dụng lực lên vật, vận tốc của vật tăng.

Gợi ý đáp án:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

B

C

B

B

C

 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Một vật có khối lượng m, chịu hợp lực tác dụng F thì chuyển động với gia tốc a. Nếu tăng độ lớn hợp lực tác dụng lên 2 lần đồng thời giảm khối lượng vật 2 lần thì khi đó vật chuyển động với gia tốc như thế nào?

Câu 2: Sau thời gian 0,02 s tiếp xúc với chân của cầu thủ, quả bóng khối lượng 500 g ban đầu đứng yên bay đi với tốc độ 54,0 km/h. Lực tác dụng lên quả bóng là bao nhiêu?