Slide bài giảng Tin học 9 cánh diều Chủ đề D Bài 2: Khía cạnh pháp lí, đạo đức, văn hóa của việc trao đổi thông tin qua mạng

Slide điện tử Chủ đề D Bài 2: Khía cạnh pháp lí, đạo đức, văn hóa của việc trao đổi thông tin qua mạng. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Tin học 9 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

 BÀI 2. KHÍA CẠNH PHÁP LÍ, ĐẠO ĐỨC, VĂN HÓA CỦA VIỆC TRAO ĐỔI THÔNG TIN QUA MẠNG

 

KHỞI ĐỘNG

Nhiều phụ huynh hoang mang lo lắng khi mạng xã hội loan tin: Từ tuần sau, các trường học ở tỉnh nhà tạm thời cho học sinh nghỉ vì dịch bệnh. Nếu thông tin đó trên mạng xã hội là sai sự thật thì tác giả bài viết có vi phạm pháp luật hay không?

Trả lời rút gọn:

Theo em, có vi phạm pháp luật và tác giả vi phạm điểm d mục 1 Điều 8 Luật An ninh mạng số 24/2018/QH14

 

1. Những hành vi phạm pháp trong môi trường số

Hoạt động 1

Theo em, việc bấm nút Thích (Like) hay Chia sẻ (Share) những bài viết đăng tin thất thiệt có phải hành vi vi phạm pháp luật hay không?

Trả lời rút gọn:

Theo em, hành vi trên là có vi phạm pháp luật và vi phạm điểm d khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP

2. Những hành vi trái đạo đức, thiếu văn hóa trong môi trường số

Hoạt động 2

Em nhận xét gì về hành vi tự chụp ảnh (Selfie) khi đang dự lễ tang hay lễ Chào Cờ? Khi chứng kiến tai nạn giao thông thảm khốc, một số người đi đường thay vì giúp đỡ nạn nhân thì lại mải mê phát video trực tiếp (Live stream) bằng điện thoại thông minh, em nhận xét gì về hành vi đó?

Trả lời rút gọn:

Theo em hành vi tự chụp ảnh trong lễ tang hay lễ Chào cờ là hành vi thiếu tôn trọng và thiếu tế nhị. Và hành vi phát trực tiếp khi chứng kiến tai nạn giao thông thảm khốc là hành vi thiếu đồng cảm và ưu tiên cá nhân.

 

LUYỆN TẬP

Bài 1. Học sinh A không thiện cảm với học sinh B. Cửa kính lớp học bị vỡ, dù chưa có chứng cứ nhưng A đăng ý kiến lên mạng xã hội quy cho B là thủ phạm rồi chia sẻ công khai cho tất cả bạn bè của mình. Em có bình luận gì về hành bi đó?

Trả lời rút gọn:

- Theo đề bài, hành vi của bạn A gây tổn thương cho bạn B

- Theo em, bạn A nên tiếp cận vấn đề một cách có trách nhiệm hơn.

- Cụ thể: theo Khoản 6 Điều 4 Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, bạn A đã bi phạm khoản này vì đã đăng tải nội dung xúc phạm danh dự nhân, nhân phẩm của bạn B.

Bài 2. Theo em, không nên thực hiện hành vi nào dưới đây? Hãy giải thích theo câu trả lời của em.

1. Nhìn thấy vụ tai nạn giao thông nhưng chỉ lo chụp ảnh, Livestream mà không giúp đỡ nạn nhân.

2. Cười nói to tiếng hơn mức cần thiết khi nghe điện thoại ở nơi công cộng.

3. Đăng tải đoạn video có những phát ngôn thiếu tôn trọng, có phần miệt thị người già, người nghèo, người đến từ vùng miền khác.

4. Dùng tay sử dụng điện thoại di động trong lúc điều khiển phương tiện giao thông

Bài làm chi tiết:

Tất cả các hành vi nêu trên đều không nên thực hiện vì:

1. Đây là hành vi thiếu đồng cảm và ưu tiên cá nhân

2. Đây là hành vi gây phiền toái cho người khác và thiếu tôn trọng không gian công cộng và nền văn hóa xã hội

3. Hành vi vi phạm khoản 5 điều 4 Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội

4. Hành vi vi phạm khoản 11, khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi điểm d Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) và sẽ bị sử phạt 2 triệu đến 3 triệu đồng

VẬN DỤNG

Câu 1. Em hãy tìm một ví dụ cụ thể về hành vi đưa tin sai sự thật trên mạng xã hội trên mạng xã hội.

Trả lời rút gọn:

Gần đây có một tin chiếm đưcọ sự chú ý của mọi người đó là bài phát biểu của một cô hoa học. Bài phát biểu vụ việc bài phát biểu của hoa hậu Ý Nhi bị cộng đồng mạng cắt ghép chỉnh sai nội dung khiến cô bị vùi dập, mất đi sự nghiệp.

Câu 2. Khi trao đổi qua mạng, em hãy lựa chọn những câu nào dưới đây để biểu hiện thái độ không tán thành mà vẫn giữ được sự hòa nhã, lịch sự?

1. Bạn chỉ nói lung tung

2. Bạn nói vậy mà nghe được à

3. Mình lại nghĩ khác

4. Mình không nghĩ thế

5. Chúng ta cùng xem lại nhé

Trả lời rút gọn:

Nếu là em, em sẽ chọn cách biểu hiện 3, 4, 5.

CÂU HỎI TỰ KIỂM TRA

Câu 1. Hãy mô tả về hai hành vi phạm pháp luật trong môi trường số

Trả lời rút gọn:

Một vài hành vi đó là: lừa đảo trực tuyến, vi phạm bản quyền trực tuyến,…

Câu 2. Khi xảy ra hiện tượng đua xe trái phép, một số người đứng bên đường dùng điện thoại quay phim rồi chia sẻ công khai trên mạng xã hội. Em có nhận xét gì về hành vi này?

Trả lời rút gọn:

Hành vi trên là biểu hiện của việc thiếu ý thức và trách nhiệm. Điều này làm góp phần tạo ra môi trường không an toàn. Và nó thể hiện sự không tôn trọng đạo đức và quyền riêng tư.

Câu 3. Hãy nêu hai hành vi trái đạo đức, thiếu văn hóa trong môi trường số và cho biết ý kiến của em về hai hành vi đó.

Trả lời rút gọn:

- Quấy rối trực tuyến: hành vi rất tiêu cực, vi phạm pháp luật 

- Lạm dụng thông tin cá nhân: hành vi em rất phản đối, là hành vi vi phạm đáng lên án, vì nó vi phạm đến quyền riêng tư và lòng tin của người khác.