Slide bài giảng Tiếng Việt 4 chân trời Ôn tập giữa kì 2

Slide điện tử Ôn tập giữa kì 2. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Xem slide điện tử hiện đại, hấp dẫn. => Xem slide

Tóm lược nội dung

ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II – TIẾT 1

Câu 1: Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:

Leng keng Đà Lạt 

Vó ngựa khua giòn phía trước

Sau lưng lắc lư tiếng cười

Lục lạc leng keng dốc vắng

Quả thông gà nào vừa rơi

 

Con đường chầm chậm trôi trôi

Thấp thoáng hàng cây phố xá

Bé thả hồn ra bốn phía

Không say xe mà say sương

 

Bác xà ích lòng dây cương

Để mặc “ngựa quen đường cũ”

Những trong chập chờn sương giăng

Những tiếng hí rung bờm gió

 

Nhìn sâu vào đôi mắt ngựa

Thấy như có nắng ở trong

Long lanh một câu hỏi khẽ

“Một mai bạn trở lại không?”

 

Leng keng xe ngựa một vòng

Hết muốn rời xa Đà Lạt…

Cao Xuân Sơn

 

1. Đọc thành tiếng đoạn từ đầu đến "rung bờm gió" và trả lời câu hỏi: Những âm thanh trong khổ thơ đầu gợi tả điều gì?

2. Đọc thành tiếng đoạn từ đầu đến "rung bờm gió" và trả lời câu hỏi: Vì sao tác giả nói "Bé thả hồn ra bốn phía/ Không say xe mà say sương"?

3. Đọc thành tiếng đoạn từ "Con đường chầm chậm" đến hết và trả lời câu hỏi: Những hình ảnh nào cho thấy chú ngựa rất lưu luyến với du khách?

4. Đọc thành tiếng đoạn từ "Con đường chầm chậm" đến hết và trả lời câu hỏi: Theo em, vì sao du khách không muốn rời xa Đà Lạt?

Bài soạn rút gọn: 

1. Gợi tả hình ảnh khách du lịch vui vẻ trên xe ngựa trong khung cảnh thiên nhiên của Đà Lạt.

2. Tác giả muốn miêu tả khung cảnh thiên nhiên hoang sơ tại Đà Lạt với màn sương bao phủ.

3. Nhìn sâu vào mắt ngựa/.../"Một mai, bạn trở lại không?"

4. Vì khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp ở Đà Lạt, trải nghiệm trên xe ngựa và sự hiếu khách của người dân Đà Lạt.

Câu 2: Trao đổi với bạn: Theo em, âm thanh tiếng lục lạc mở đầu và kết thúc bài thơ gợi nên điều gì? Vì sao?

Bài soạn rút gọn: 

- Làm cho bài thơ có sự lặp lại, tạo sự hài hòa, cân đối.

- Nhấn mạnh hình tượng của bài thơ: khung cảnh thiên nhiên Đà Lạt trên chuyến xe ngựa.