Slide bài giảng Tiếng Việt 4 chân trời CĐ 1 Bài 1 Viết: Bài văn kể chuyện
Slide điện tử CĐ 1 Bài 1 Viết: Bài văn kể chuyện. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 1: NHỮNG NGÀY HÈ TƯƠI ĐẸP
PHẦN VIẾT
Bài văn kể chuyện
Câu 1: Đọc bài văn sau và thực hiện các yêu cầu:
Bài văn trang 12-13, sách giáo khoa Tiếng Việt tập 1, chân trời sáng tạo
a. Tìm trong bài văn:
- Phần giới thiệu câu chuyện
- Phần kể lại nội dung của câu chuyện
+ Mở đầu câu chuyện
+ Diễn biến câu chuyện
+ Kết thúc câu chuyện
- Phần nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện
b. Xác định các sự việc ở phần diễn biến của câu chuyện và kết quả của các sự việc ấy
c. Các sự việc ở phần diễn biến của câu chuyện được kể theo trình tự nào?
Bài soạn rút gọn:
a.
- Phần giới thiệu câu chuyện: Từ ngày còn bé, qua giọng kể ấm áp của bà, em đã rất thích câu chuyện "Tích Chu".
- Phần kể lại nội dung câu chuyện:
+ Mở đầu câu chuyện: "Chuyện kể rằng" ... "cậu bé chỉ mải rong chơi".
+ Diễn biến câu chuyện: "Lần đó, bà sốt cao".... "rồi vội vàng đi ngay".
+ Kết thúc câu chuyện: "Trải qua nhiều ngày đêm" .... "yêu thương, chăm sóc bà"
- Phần nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện: Câu chuyện bà kể đã lâu nhưng hình ảnh cậu bé Tích Chu băng rừng, lội suối tìm nước suối tiên đem về cho bà uống vẫn còn đọng lại trong tâm trí em như một lời nhắc nhở về lòng hiếu thảo.
Câu 2: Đọc câu chuyện sau và thực hiện theo yêu cầu:
Bài văn trang 14, sách giáo khoa Tiếng Việt tập 1, chân trời sáng tạo
a. Tìm đoạn mở đầu câu chuyện
b. Xác định các sự việc xảy ra và kết quả của các sự việc ấy
c. Tìm đoạn văn nêu suy nghĩ, cảm xúc của tác giả
Bài soạn rút gọn:
a. Đoạn mở đầu câu chuyện: "Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già khọm đứng ngay trước mặt tôi".
b.
- Sự việc 1: Tác giả đang đi trên phố
- Kết quả: Gặp người ăn xin đáng thương
- Sự việc 2: Ông lão chìa tay và cầu xin cứu giúp
- Kết quả: Tác giả lục túi tìm đồ nhưng không có tài sản gì đáng giá.
- Sự việc 3: Ông lão vẫn đợi và chìa tay ra
- Kết quả: Tác giả nắm chặt đôi bàn tay run lẩy bẩy và ông lão cảm ơn
c. "Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão".