Slide bài giảng Tiếng Việt 4 chân trời CĐ 8 Bài 6 Đọc: Thành phố nối hai châu lục

Slide điện tử CĐ 8 Bài 6 Đọc: Thành phố nối hai châu lục. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Xem slide điện tử hiện đại, hấp dẫn. => Xem slide

Tóm lược nội dung

BÀI 6: THÀNH PHỐ NỐI HAI CHÂU LỤC

PHẦN KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Nói 1 - 2 câu về điểm nổi bật của một đất nước mà em biết dựa vào gợi ý:

Gợi ý: 

Cảnh đẹp              Món ăn               ?

Bài soạn rút gọn: 

Núi Phú Sĩ là đỉnh núi cao nhất Nhật Bản. Ngày nay, núi Phú Sĩ và khu vực xung quanh là điểm đến giải trí phổ biến cho hoạt động đi bộ đường dài, cắm trại và thư giãn.

PHẦN KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP

PHẦN ĐỌC

Bài đọc: Thành phố nối hai châu lục – Mai Hà Linh

Câu 1: Vị trí của thành phố I-xtan-bun có gì đặc biệt?

Bài soạn rút gọn: 

Trải dài từ Á sang Âu, nổi tiếng về sự giao thoa kiến trúc Á - Âu, sự hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.

Câu 2: Du khách được chiêm ngưỡng những gì khi đến I-xtan-bun?

Bài soạn rút gọn: 

Thánh đường xanh lừng lững trầm mặc, cung điện tráng lệ cổ kính, bảo tàng lịch sử lộng lẫy.

Câu 3: Điều gì làm nên vẻ náo nhiệt của thành phố này?

Bài soạn rút gọn: 

Những trung tâm mua sắm tấp nập, hiện đại; nhóm nghệ sĩ đường phố chơi nhiều loại nhạc cụ khác nhau.

Câu 4: Theo em, vì sao tác giả cho rằng I-xtan-bun mang một nét rất riêng?

Bài soạn rút gọn: 

Ở I-xtan-bun, du khách vừa thấy vẻ náo nhiệt của châu Á vừa thấy vẻ trầm mặc của châu Âu. I-xtan-bun mang nét tấp nập mà không hối hả.