Slide bài giảng Tiếng Việt 4 chân trời CĐ 8 Bài 3 Viết: Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn miêu tả con vật

Slide điện tử CĐ 8 Bài 3 Viết: Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn miêu tả con vật. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 3: NÀNG TIÊN ỐC

PHẦN VIẾT 

Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn miêu tả con vật

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Cả đàn nai đi nhanh xuống suối. Xuống đến suối, việc đầu tiên là chúng uống một bụng nước thật hả hê. Hai cánh mũi phập phồng, cái mõm đen kịt nhệu nhạo nhai, như lựa từng miếng nước ngon lành, đầy thích thú. Sau đó cả đàn từ từ lội xuống giữa suối. Bao giờ nước vừa xâm xấp  chớm đến bụng thì chúng dừng lại.

Theo Vi Hồng, Hồ Thủy Giang

a. Đoạn văn tả con vật nào?

b. Tác giả chọn tả hoạt động nào của con vật?

c. Khi thực hiện hành động đó, đặc điểm hình dáng của con vật có gì đáng chú ý?

Bài soạn rút gọn: 

a. Nai

b. Ra suối uống nước.

c. Hai cánh mũi phập phồng, cái mõm đen kịt nhệu nhạo nhai.

Câu 2: Dựa vào dàn ý trang 114 ( Tiếng Việt 4, tập hai). Viết đoạn văn tả hoạt động hoặc thói quen của một con vật sống trong môi trường tự nhiên mà em thích.

Bài soạn rút gọn: 

Bài tham khảo 1:

Chú thỏ có miệng rất nhỏ, nhưng hàm răng không tầm thường đâu nhé! To nhất là hai chiếc răng cửa cứng khỏe, chuyên găm lên thức ăn để cắn xuống. Mỗi khi mẹ em cho rau má, rau khoai vào chuồng chú lại lon ton chạy đến nhai rau ráu ngon lành. Cũng như bao chú thỏ khác, chú thỏ loang này rất thích ăn cà rốt. Hễ có cà rốt cho vào, bằng hàm răng sắc bén của mình chỉ một nhoáng là chú đã gặm hết cả củ. Thỏ ăn suốt ngày, vì vậy việc vệ sinh chuồng rất quan trọng. Mẹ em nói nếu không cẩn thận thỏ sẽ ốm mà chết.

Câu 3: Đọc lại và chỉnh sửa đọna văn của em

Bài soạn rút gọn:

Học sinh tự đọc và chỉnh sửa

Câu 4: Chia sẻ với bạn điều em thích ở đoạn văn của mình.

Bài soạn rút gọn: 

Ví dụ: Với đoạn văn tả con chim

Từ ngữ gợi tả: cái mỏ hồng hồng.

PHẦN VẬN DỤNG

Câu hỏi: Kể lại câu chuyện "Nàng tiên Ốc" bằng lời của em

Bài soạn rút gọn: 

Bài tham khảo 1:

Ngày xửa ngày xưa, ở làng nọ có một bà lão rất nghèo. Bà sống một mình, không có con cái nương tựa. Hằng ngày bà phải ra đồng để mò cua bắt ốc kiếm tiền sinh sống. Tuy đã già nhưng trông bà còn rất khoẻ.

Một hôm, bà lão đi ra đồng và bắt được một con ốc xinh xắn. Con ốc trông rất lạ, không giống với các con ốc khác, vỏ ốc có màu xanh biếc. Thấy con ốc đẹp, bà lão động lòng thương. Bà quyết định không bán mà đem thả vào chum nước. Từ hôm đó, ngày nào bà đi làm về cũng thấy nhiều chuyện khác lạ. Nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp. Trong bếp, cơm nước đã nấu sẵn. Lợn trong chuồng, con nào con nấy đều được ăn no nê. Ngoài vườn, cỏ được dọn sạch, cây cối được tưới nước tươi tốt. Bà lão ngạc nhiên lắm. Thế rồi bà quyết định sẽ rình xem sự việc thế nào.

Hôm ấy, bà lão vẫn ra đồng như thường lệ. Nhưng đến giữa buổi thì bà quay về. Bà nấp sau cánh cửa để xem điều kì lạ từ đâu mà có. Bỗng nhiên, bà nhìn thấy từ trong chum nước một nàng tiên tuyệt đẹp bước ra. Khuôn mặt nàng tròn trĩnh, trắng và dịu dàng như ánh trăng rằm.

Trong bộ váy màu xanh biếc, nàng đi lại thật nhẹ nhàng và uyển chuyển. Đôi bàn tay búp măng làm mọi việc nhanh thoăn thoắt: quét nhà, quét sân, nhổ cỏ... Như hiểu ra mọi chuyện, bà lão rón rén đến gần chum nước, đập vỡ vỏ ốc. Bà chạy đến ôm chầm lấy nàng tiên và nói:

- Cảm ơn con! Con đến giúp già đấy ư! Con hãy ở lại đây với già nhé!

Nàng tiên xúc động nói:

- Thưa mẹ! Con phải cảm ơn công cứu mạng của mẹ mới đúng.

Kể từ đó, bà cụ và nàng tiên sống hạnh phúc bên nhau dưới mái tranh nghèo. Họ yêu thương nhau như hai mẹ con ruột thịt.