Slide bài giảng Tiếng Việt 4 chân trời CĐ 7 Bài 1 Đọc: Cậu bé gặt gió

Slide điện tử CĐ 7 Bài 1 Đọc: Cậu bé gặt gió. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Xem slide điện tử hiện đại, hấp dẫn. => Xem slide

Tóm lược nội dung

BÀI 1: CẬU BÉ GẶT GIÓ

PHẦN KHỞI ĐỘNG

Câu 1: Sắp xếp các từ sau thành câu tục ngữ:

Đi, ngày, đàng, một, học, khôn, sàng, một

Bài soạn rút gọn: 

Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

Câu 2: Cho biết câu tục ngữ khẳng định điều gì?

Bài soạn rút gọn: 

Muốn hiểu biết, muốn tăng lượng kiến thức cho chính mình thì không chỉ phải học trên sách vở, trên ghế nhà trường mà còn phải học ở chính trường đời.

PHẦN KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP

PHẦN ĐỌC

Bài đọc: Cậu bé gặt gió – Theo Uy-li-am Cam-goan-ba và Brai-ơn-mi-lơ, Pha-tác Ra-cun dịch

Câu 1: Uy-li-am nghĩ và làm gì khi thấy những hình ảnh trong cuốn sách khoa học?

Bài soạn rút gọn: 

Cậu tin chắc rằng cối xay gió sẽ giúp gia đình cậu thoát khỏi nghèo đói. Cậu đi học đều đặn, đến thư viện thường xuyên hơn để đọc những cuốn sách khoa học.

Câu 2: Nhờ đâu Uy-li-am dựng lên được chiếc cối xay gió.

Bài soạn rút gọn: 

Nhờ lòng quyết tâm, sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè.

Câu 3: Vì sao mọi người hò reo sung sướng khi cối xay gió hoạt động?

Bài soạn rút gọn: 

Vì cối xay gió có thể làm chạy máy bơm nước, dẫn nước từ giếng ra ruộng.

Câu 4: Theo em, việc chế tạo thành công chiếc cối xay gió đã mở ra những gì cho tương lai của Uy-li-am và những người dân trong vùng?

Bài soạn rút gọn: 

Nó sẽ giúp gia đình Uy-li-am kiếm được nhiều tiền hơn, đồng thời giúp gia đình Uy-li-am cũng như người dân trong làng có điện để sinh hoạt, sản xuất, qua đó gia tăng năng xuất.

Câu 5: Vì sao bài đọc có tên "Cậu bé gặt gió"?

Bài soạn rút gọn: 

Việc cậu bé tạo ra chiếc cối xay gió cũng như việc trồng cây, và khi nó cho ra thành quả cũng giống như cậu đã gặt hái được thành công.