Slide bài giảng Tiếng Việt 4 chân trời CĐ 6 Bài 1 Đọc: Sự tích bánh chưng, bánh giầy

Slide điện tử CĐ 6 Bài 1 Đọc: Sự tích bánh chưng, bánh giầy. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 1: SỰ TÍCH BÁNH CHƯNG BÁNH DẦY

PHẦN KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Hỏi - đáp về một món bánh thường có vào dịp Tết ở quê em hoặc nơi em ở dựa vào gợi ý:

Tên                Đặc điểm                    Ý nghĩa                       ?

Bài soạn rút gọn: 

Bánh chưng có hình vuông, được gói bằng lá dong tượng trưng cho đất, nhân đỗ và thịt tượng trưng cho vạn vật trên mặt đất.

PHẦN KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP 

PHẦN ĐỌC

Bài đọc: Sự tích bánh chưng, bánh giầy

Câu 1: Hùng Vương thứ sáu làm cách nào để chọn người nối ngôi

Bài soạn rút gọn: 

Đặt điều kiện ai tìm được món ăn ngon nhất, có ý nghĩa nhất để dâng cũng trời đất, tổ tiên thì sẽ truyền ngôi cho.

Câu 2: Theo em, vì sao các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên vua cha?

Bài soạn rút gọn: 

Vì họ cho rằng chỉ có những thứ hiếm, đắt giá mới xứng đáng là món ngon.

Câu 3: Kể lại giấc mơ và những việc Lang Liêu đã làm sau khi tỉnh dậy.

Bài soạn rút gọn: 

Lang Liêu mơ thấy một vị thần đã chỉ điểm cho anh rằng trong trời đất không có thứ gì quý hơn gạo và chỉ cho anh cách làm bánh. Tỉnh dậy, anh làm theo đúng những gì mà vị thần kia đã chỉ, đặt tên cho món bánh vuông là bánh chưng, bánh tròn là bánh giầy.

Câu 4: Vì sao vua quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu

Bài soạn rút gọn: 

Vì ông nếm thử thấy bánh rất ngon, đồng thời cũng đồng tình với ý nghĩa của hai loại bánh.

Câu 5: Truyện nhằm giải thích điều gì?

Bài soạn rút gọn: 

- Truyện giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, đó là hai thứ bánh tiêu biểu có trong ngày Tết cổ truyền nước ta.

- Truyện cũng ca ngợi thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với việc khen ngợi và đề cao trí thông minh cũng như lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông.