Slide bài giảng Tiếng Việt 4 chân trời CĐ 5 Bài 6 Viết: Viết đoạn kết bài cho bài văn miêu tả cây cối

Slide điện tử CĐ 5 Bài 6 Viết: Viết đoạn kết bài cho bài văn miêu tả cây cối. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Xem slide điện tử hiện đại, hấp dẫn. => Xem slide

Tóm lược nội dung

BÀI 6: MÓN NGON MÙA NƯỚC NỔI

PHẦN VIẾT

Câu 1: Xếp các đoạn kết bài dưới đây vào hai nhóm:

1. Tôi xa quê đã ngót chục năm mà vẫn nhớ da diết cây trám đen ở đầu bản.

Theo Vi Hồng, Hồ Thuỷ Giang

2. Suốt mấy chục năm qua, cây trám đen vẫn luôn gắn bó với bản tôi. Người rời quê, chưa khuất ngọn trám đã ngập tràn nỗi nhớ. Người đi xa trở về, nhìn thấy dấu ngọn cây cao vút là thấy nhà, thấy quê.

Theo Hạnh Ngân

3.  Mỗi lần ngắm cây phượng, tôi lại da diết nhớ ông. Tôi nghe trong tiếng lá xào xạc như có lời ông nói: "Ông trồng cây phượng này đề mỗi mùa hè tới, các cháu nhìn màu hoa đỏ mà nhớ về quê hương. 

Theo Trung Tuấn

4. Cây phượng già đã gắn bó với chúng em suốt những năm tháng học tiểu học. Mai đây, khi xa trường, chúng em vẫn luôn nhớ về cây phượng với những kỉ niệm thân thương.

Theo Mai Thi

Kết bài không mở rộng

Kết bài mở rộng 

Kết thúc bài văn bằng cách:

  • Nhận xét, đánh giá chung về cây.
  • Nêu tình cảm, cảm xúc của người tả đối với cây.
  • Nêu ý nghĩa của cây đối với người tả.
  • ?

Kết thúc bài văn bằng cách:

  • Liên hệ đến người, vật,... có liên quan đến cây.
  • Liên hệ đến ý thức, trách nhiệm của bản thân.
  • Tưởng tượng những điều xảy ra đối với cây trong tương lai.
  • ?

Bài soạn rút gọn: 

  • Kết bài không mở rộng: 1, 4.
  • Kết bài mở rộng: 2, 3.

Câu 2: Viết đoạn kết bài không mở rộng cho bài văn tả một cây bóng mát được trồng ở trường hoặc nơi em ở. 

Bài soạn rút gọn: 

Cây hoa sữa không chỉ mang đến bóng râm, che mưa, che nắng cho con người mà để lại cho những ấn tượng khó phai cho bất cứ ai đi ngang vào mùa hoa nở.

PHẦN VẬN DỤNG

Câu hỏi: Đóng vai hướng dẫn viên, giới thiệu với du khách một món ăn ở địa phương em.

Bài soạn rút gọn: 

Bài tham khảo 1: 

Bún bò là một trong những đặc sản của xứ Huế, mặc dù món bún này phổ biến trên cả ba miền ở Việt Nam và cả người Việt tại hải ngoại. Món ăn có nguyên liệu chính là bún, thịt bắp bò, giò heo, chả Huế, nạm bò,… cùng nước dùng có màu đỏ đặc trưng và vị sả và ruốc. Đôi khi tô bún còn được thêm vào thịt bò tái, chả cua, và các loại nguyên liệu khác tùy theo sở thích của người nấu. Sau khi xương bò được hầm chín tới, người ta thường thêm vào một ít chả heo hay chả cua được quết nhuyễn. Thịt bò có thể được cắt mỏng, nhúng vào nước dùng đang sôi trước khi cho vào tô bún (gọi là thịt bò tái). Thịt bò mềm, nước chan ngọt cùng với mùi thơm của bún sẽ là một ấn tượng khó phai đối với bất kỳ ai lần đầu ăn bún bò Huế.

Bài tham khảo 2:

Em được sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, quê hương em có rất nhiều những món ăn nổi tiếng như: Cốm, bún thang, chả cá...Trong đó, món ăn quê hương mà em yêu thích và tự hào nhất đó chính là Phở Hà Nội. Phở Hà Nội có một hương vị đặc biệt mà không nơi đâu có được. Nước phở được hầm từ xương nên rất thanh và ngọt, sợi phở mỏng, mềm có màu trắng như màu gạo. Bát phở Hà Nội càng trở thêm thơm ngon hơn khi có thêm các loại thịt như: thịt gà, thịt bò, thịt lợn và các loại rau như: hành, rau mùi, chanh,...Phở là món ăn đặc trưng của Hà Nội. Em luôn cảm thấy hạnh phúc và tự hào khi giới thiệu món ăn quê hương mình cho các bạn.

Bài tham khảo 3:

Mỗi vùng đất đều có những món ăn đặc sản khác nhau, quê hương em cũng vậy. Nem chua là món ăn nổi tiếng nhất của quê hương Thanh Hóa của em. Nem chua được làm từ thịt lợn và các loại nguyên liệu như: tỏi, ớt, thính gạo. Nem chua quê em có màu hồng nhạt, bọc bên ngoài là lá chuối, khi ăn có vị hơi chua. Em thích nhất là ăn nem chua cùng với tương ớt và lá ổi. Nem chua cũng là món ăn mà rất nhiều du khách yêu thích và lựa chọn mua làm quà khi có dịp ghé thăm Thanh Hóa quê em.

Bài tham khảo 4:

Quê hương em được mệnh danh là "thành phố hoa phượng đỏ". Đến với Hải Phòng quê em, mọi người không chỉ được ngắm nhìn những hàng phượng đỏ rực rỡ mà còn được thưởng thức rất nhiều những món ăn ngon. Bánh đa cua là một trong những món ăn nổi tiếng nhất của Hải Phòng quê em. Bánh đa Hải Phòng có hương vị và màu sắc vô cùng đặc trưng. Sợi bánh đa quê em dày và có màu nâu đậm, khi ăn cùng với nước dùng được chế biến từ xương lợn và gạch cua sẽ rất thơm ngon, đậm đà. Nếu ai đã từng được thưởng thức bánh đa cua sẽ không thể nào quên được hương vị đặc trưng của nó.