Slide bài giảng Tiếng Việt 4 chân trời CĐ 3 Bài 6 Viết: Bài văn viết thư

Slide điện tử CĐ 3 Bài 6 Viết: Bài văn viết thư. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Xem slide điện tử hiện đại, hấp dẫn. => Xem slide

Tóm lược nội dung

BÀI 6: KỲ QUAN ĐÊ BIỂN

PHẦN VIẾT

Nhận diện bài văn viết thư

Câu 1: Đọc bức thư sau:

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 10 năm 2023

      Ông bà kính mến!

      Thế là cháu lại về thành phố đã được hơn hai tháng rồi. Cháu rất nhớ ông bà và những ngày hè ở quê.

      Dạo này ông bà có khỏe không ạ? Buổi sáng, ông bà vẫn đi bộ tập thể dục đều chứ ạ? Giàn mướp ở bờ ao mà ông bắc khi cháu về chắc nhiều hoa lắm rồi ông nhỉ? Còn con lợn út chắc đã lớn hơn nhiều rồi phải không hả bà?

     Cả nhà cháu vẫn bình thường. Dạo này, bố mẹ cháu ít đi công tác hơn trước. Còn hai anh em cháu vẫn luôn cố gắng học tập tốt. Cháu đã tập hợp được hơn 50 quyển sách để sắp tới gửi về làm tủ sách ở đình làng.

      Cháu mong nhanh đến cuối năm để được về thăm ông bà và dự đám cưới cô Lâm, chú Khang.

      Cháu kính chúc ông bà luôn mạnh khỏe.

Cháu của ông bà

Thành

Nguyễn Duy Thành

Bài soạn rút gọn:

Học sinh tự đọc

Câu 2: Trao đổi với bạn những nội dung em muốn viết trong bức thư gửi cho một người thân ở xa để hỏi thăm và kể về tình hình gia đình em.

BÀI 6: KỲ QUAN ĐÊ BIỂN

Bài soạn rút gọn: 

1. Phần đầu thư:

a) Địa điểm và thời gian viết thư.

b) Lời thưa gửi:

2. Phần nội dung chính:

- Nêu mục đích, lý do viết thư.

- Thăm hỏi tình hình của người nhận thư.

- Kể về tình hình gia đình

3. Phần cuối thư:

- Lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn, lời chào.

- Chữ kí, tên hoặc họ và tên của người viết thư.

PHẦN VẬN DỤNG

Câu hỏi: Đóng vai hướng dẫn viên, giới thiệu về một công trình ở địa phương mà em biết.

Bài soạn rút gọn: 

Bài tham khảo 1:      

Thánh địa Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ cả về kiến trúc (thể hiện qua các đền tháp đang chìm đắm trong huy hoàng quá khứ), và về văn hóa—thể hiện qua các dòng bia ký bằng chữ Phạn cổ trên các tấm bia. Dựa trên các tấm bia văn tự khác, người ta biết nơi đây đã từng có một đền thờ đầu tiên được làm bằng gỗ vào thế kỷ IV.Thánh địa Mỹ Sơn, với hơn 70 đền tháp xây dựng bắt đầu từ giữa thế kỉ VII. Các vua Chăm trước đây chọn Mỹ Sơn để đóng đô có lẽ do tính chất thiêng liêng của vùng đất để tôn thờ thần thánh và cũng do đây là vị trí phòng ngự tốt trong trường hợp kinh đô Trà Kiệu bị đe dọa. Theo văn bia để lại, tiền thân của nó là một ngôi đền làm bằng gỗ từ thế ki thứ IV để thờ thần Di-va Bha-dre-xve-ra. Nhưng đến khoảng cuối thế kỉ VI, một cơn hoả hoạn đã thiêu cháy ngôi đến gỗ. Sau đó vào đầu thế kỉ VI, vua Sam-bhu-vac-man (trị vì từ năm 577 đến năm 629) đã dùng gạch để xây dựng lại ngôi đền còn tồn tại đến ngày nay. Các triều vua sau đó vẫn tiếp tục tu sửa lại các đền tháp cũ và xây dựng các đền tháp mới để thờ các vị thần. Mỹ Sơn là khu thánh địa quan trọng nhất của đân tộc Chăm suốt từ cuối thế kỉ IV đến thế kỉ XV. Giá trị của các di tích ở Mỹ Sơn còn được thể hiện qua nghệ thuật điêu khác, chạm nổi trên gạch, trên đá với những hình ảnh sống động về các vị thần, tu sĩ, vũ nữ, hoa lá, muông thú và các vật tế lễ, .... Với những giá trị lịch sử văn hoá, thấm mĩ, Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO bình chọn là Di sản văn hoá thế giới năm 1999.