Slide bài giảng ngữ văn 7 chân trời tiết: Văn bản 3. Tục ngữ và sáng tác văn chương
Slide điện tử tiết: Văn bản 3. Tục ngữ và sáng tác văn chương. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
TỤC NGỮ VÀ SÁNG TÁC VĂN CHƯƠNG
Câu 1: Sau khi đọc truyện Nàng Bân, em hiểu thế nào về cái rét nàng Bân được nhắc đến trong câu tục ngữ Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân?
Bài soạn rút gọn:
Nhân dân ta đã mượn hình ảnh nàng Bân may áo rét cho chồng để nói về cái rét. Đó là cái rét cuối cùng của mùa đông xảy ra vào tháng 3, khi mà thời tiết đột nhiên trở lạnh ngay giữa những ngày nắng liên tiếp.
Câu 2: Câu trả lời của tía nuôi nhân vật "tôi" ở cuối văn bản thứ hai giúp em hiểu gì thêm về câu tục ngữ Chim trời cá nước, ai được nấy ăn?
Bài soạn rút gọn:
Theo em, câu Chim trời cá nước, ai được nấy ăn được hiểu theo nghĩa là của cải thiên nhiên ban tặng không của riêng ai, sự chiếm hữu là không hạn chế.
Câu 3: Em hãy nêu tác dụng của việc sử dụng tục ngữ trong văn bản "Chim trời, cá nước..." - xưa và nay. Tìm một số câu tục ngữ được sử dụng trong tác phẩm văn chương.
Bài soạn rút gọn:
- Tác dụng: tăng sự thuyết phục về một nhận thức của con người.
- Một số câu tục ngữ được sử dụng trong tác phẩm văn chương:
“Bảy nổi ba chìm với nước non” (Bánh trôi nước).
“Đừng xanh như lá bạc như vôi” (Mời trầu).
“Cố đấm ăn xôi xôi lại hẩm” (Làm lẽ).
…
Câu 4: Đọc văn bản Nàng Bân, "Chim trời, cá nước..." - xưa và nay, em rút ra được những lưu ý gì khi đọc hiểu và sử dụng tục ngữ?
Bài soạn rút gọn:
Cần sử dụng đúng ngữ cảnh, đúng ý nghĩa về câu chuyện được nói đến trong văn bản.