Slide bài giảng ngữ văn 7 chân trời tiết: Văn bản 2. Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao trong đầm gì đẹp bằng sen
Slide điện tử tiết: Văn bản 2. Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao trong đầm gì đẹp bằng sen. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
VĂN BẢN: HÌNH ẢNH HOA SEN TRONG BÀI CA DAO TRONG ĐẦM GÌ ĐẸP BẰNG SEN
Câu 1: Em hãy sưu tầm và giới thiệu với các bạn một số bài ca dao về hình ảnh hoa sen.
Bài soạn rút gọn:
Một số bài ca dao về hình ảnh hoa sen:
- Bài 1:
Thân chị như cánh hoa sen,
Chúng em như bèo bọt chẳng chen được vào.
Lạy trời cho cả mưa rào,
Cho sấm, cho chớp, cho bão to gió lớn,
Cho sen chìm xuống, bèo trèo lên trên!
- Bài 2:
Hoa sen mọc bãi cát lầm
Tuy rằng lấm láp vẫn mầm hoa sen
Thài lài mọc cạnh bờ sông
Tuy rằng xanh tốt vẫn tông thài lài.
- Bài 3:
Sen ơi giữ lấy tram đường
Gần bùn nhưng chẳng thấm vương mùi bùn
Nghĩa ân ghi nhớ bồi vun
Giàu sang không chuộng, khốn cùng chẳng khinh.
- Bài 4:
Xin cho sen sắc ngọt ngào
Ơn đời mưa nắng dạt dào tinh khôi
Tiếng cười luôn thắm trên môi
Dáng thanh tâm tịnh, đứng ngồi thoảng hương.
Câu 2: Em hãy thực hiện một sản phẩm sáng tạo (bức tranh, đoạn văn,..) để chia sẻ cảm nhận của em về bài ca dao:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Bài soạn rút gọn:
Hình ảnh cây sen được miêu tả vừa cụ thể, chân thực vừa mang tính tượng trưng và khái quát rất cao. Ca ngợi vẻ đẹp của hoa sen, các nhà thơ bình dân xưa đã phản ánh lẽ sống cao quý của con người Việt Nam từ ngàn đời nay: tự hào, tự tin về bản thân mình luôn giữ được tâm hồn trong sáng, phẩm chất thanh cao, dù hoàn cảnh sống có nghiệt ngã, xấu xa đến mức nào.
Câu 1: Em hãy chỉ ra những từ ngữ, câu văn thể hiện ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong đoạn bàn luận về câu ca dao thứ hai.
Bài soạn rút gọn:
- Ý kiến: miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen.
- Lí lẽ: "Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng"
- Bằng chứng: Từ "lá xanh" quả "bông trắng" đến "nhị vàng"...bông hoa sen mới nở.
Câu 2: Em biết gì về hình ảnh hoa sen trong những bài ca dao khác?
Bài soạn rút gọn:
Hình ảnh hoa sen trong những bài ca dao có đặc điểm chung là đều phản ánh trung thực lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam từ ngàn đời nay.
Câu 1: Em hãy xác định mối quan hệ giữa các ý kiến lớn, ý kiến nhỏ của văn bản dựa vào sơ đồ sau:
Bài soạn rút gọn:
Câu 2: Chỉ ra các lí lẽ, bằng chứng được sử dụng để làm sáng tỏ các ý kiến.
Bài soạn rút gọn:
Lí lẽ 1: "trong đầm gì đẹp bằng sen" - Bằng chứng: "vì tác giả bài ca dao đã khéo léo trình bày sự khẳng định....trở thành tương đối và có tính thuyết phục".
Lí lẽ 2: "lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng" - Bằng chứng: "từ "lá xanh" qua "bông trắng" đến "nhị vàng...bông hoa sen mới nở".
Lí lẽ 3: ...là câu chuyển (chuyển vần, chuyển nhịp, chuyển ý) để chuẩn bị cho câu kết - Bằng chứng: "Bài ca dao đã có sự chuyển vần và thay đổi trật tự...vẫn chảy thông, chạy mạnh".
Lí lẽ 4: "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" - bằng chứng: "Và thế là "sen" hóa thành người...giữ vững nhân cách thanh cao, trong sạch."
Câu 3: Văn bản được viết ra nhằm mục đích gì? Xác định nội dung chính của văn bản.
Bài soạn rút gọn:
Mục đích: bình luận về vẻ đẹp của hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen.
Nội dung chính: khẳng định bài ca dao có nghệ thuật tuyệt vời và ý nghĩa triết lí nhân sinh gắn liền với nhau tạo nên giá trị muôn đời.
Câu 4: Theo em, có thể thay đổi trật tự các ý kiến lớn, ý kiến nhỏ được không? Cách sắp xếp trật tự các ý kiến như vậy có tác dụng gì trong việc thực hiện mục đích của văn bản?
Bài soạn rút gọn:
Theo em, không nên thay đổi trật tự các ý kiến lớn, ý kiến nhỏ trong văn bản vì cách sắp xếp trật tự các ý kiến đó đã hợp lý, logic, theo thứ tự từng câu trong bài và cũng thể hiện được dụng ý của tác giả khi mượn hình ảnh hoa sen để nói về triết lí con người.
Câu 5: Dấu hiệu nào giúp em nhận ra văn bản trên là văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học?
Bài soạn rút gọn:
Dấu hiệu giúp em nhận ra văn bản trên là văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: Văn bản thể hiện rõ ý kiến của tác giả về câu cao dao, đưa ra đầy đủ những lí lẽ, bằng chứng thuyết phục người đọc, người nghe và được sắp xếp theo trình tự hợp lí.
Câu 6: Văn bản đã giúp em hiểu thêm điều gì về bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen? Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình.
Bài soạn rút gọn:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Đó là một bài ca dao quen thuộc với tất cả chúng ta. Thông qua văn bản phân tích về vẻ đẹp và giá trị của hoa sen của tác giả Hoàng Tiến Tựu, em càng hiểu rõ hơn về những ý nghĩa triết lí sâu xa hơn về cuộc sống của con người. Hình ảnh đóa hoa sen xinh đẹp khó gì sánh bằng trong đầm nước đã đi vào biết bao trang thi ca nhạc họa. Thủ pháp điệp vòng được vận dụng tinh tế ở câu thơ thứ hai và thứ ba, đã tạo nên nhạc điệu thú vị cho cả bài ca dao. Dù mọc lên từ trong bùn lầy, nhưng đóa hoa sen vẫn vươn thẳng về phía trước, đón lấy ánh mặt trời, tỏa hương thơm ngào ngạt. Đó cũng chính là hình ảnh biểu trưng cho con người Việt Nam. Dù chân lấm tay bùn, dù hoàn cảnh khó khăn, người dân ta vẫn giữ vẹn nguyên những phẩm chất quý giá. Vẫn không ngừng cố gắng tiến về tương lai tươi đẹp phía trước. Niềm tự hào về những người con đất Việt ấy, đã được tác giả dân gian tinh tế gói lại trong bài ca dao qua biểu tượng đóa sen. Bài ca dao gợi lên sự rất gần gũi, thân quen giữa hoa sen với bản chất tốt đẹp của người lao động. Với bức tranh tuyệt mĩ được vẽ bằng ngôn ngữ, hoa sen sẽ lưu lại mãi mãi vẻ đẹp và hương thơm cao quý trong văn chương và trong lòng người dân đất Việt.