Slide bài giảng Ngữ văn 11 cánh diều Bài 9 Đọc 3: Lại đọc "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân
Slide điện tử Bài 9 Đọc 3: Lại đọc "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Ngữ văn 11 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
VĂN BẢN: LẠI ĐỌC CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ CỦA NGUYỄN TUÂN
Câu 1: Người viết đã nêu vấn đề gì và nhận định như thế nào về vấn đề đó?
Trả lời rút gọn:
- Người viết đã nếu vấn đề phong cách của các nhà văn.
- Ông nhận định: Những nhà văn có phong cách đều tạo ra cho mình một thế giới nhân vật riêng.
Câu 2: Vì sao tác giả lại cho rằng Chữ người tử tù là "sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối"?
Trả lời rút gọn:
- Vì trong tác phẩm đó đã làm nổi bật sự đối lập giữa cái tài, cái đẹp với cái nhem nhuốc tục tằn, của thiên lương đối với cái ác.
Câu 3: Tác giả đã nhắc đến những biểu hiện nào của các nhân vật để chứng tỏ họ là những người "vô úy"?
Trả lời rút gọn:
HUẤN CAO | VIÊN QUẢN NGỤC |
con người "chọc trời khuấy nước", đến "chết chém ông còn chẳng sợ" | Gan góc, ngang tàng |
=> Cả hai người đều những con người dám thách thức với những đòn trừng phạt ghê gớm có thể giáng xuống đầu. |
Câu 4: Người viết đã phân tích, làm rõ thêm khía cạnh gì ở các nhân vật trong Chữ người tử tù?
Trả lời rút gọn:
- Phân tích Chữ người tử tù, không những cần đề cao cái thái độ không biết sợ của Huấn Cao, người quản ngục và viên thơ lại, mà còn phải biết ca ngợi cái không biết sợ của những nhân vật này.
Câu 5: Phần 3 khẳng định vẻ đẹp nào của nhân vật quản ngục? Từ đó, hãy suy đoán về thông điệp mà tác giả muốn thể hiện.
Trả lời rút gọn:
- Phần 3 khẳng định vẻ đẹp trong tâm hồn của nhân vật quản ngục. Cái cúi đầu trước cái tài, cái đẹp, cái thiên lương khiến con người ông trở nên cao cả hơn, lớn lao hơn, sang trọng hơn.
- Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến là: Con người cũng có lúc phải cúi đầu nhưng hãy chỉ cúi đầu trước cái tài, cái đẹp, cái thiên lương.
Câu 1: Văn bản trên cho thấy người viết muốn làm sáng tỏ điểm đặc sắc nào về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Chữ người tử tù?
Trả lời rút gọn:
GIÁ TRỊ NỘI DUNG | GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT |
- Tác giả ca nêu lên phong cách tạo ra thế giới nhân vật riêng của tác giả truyện ngắn. - Văn bản ca ngợi nội dung truyện ngắn đã làm nổi bật sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, giữa cái tài, cái đẹp với cái tục tằn, giữa thiên lương với tội ác. | - Nghệ thuật xây dựng hình ảnh nhân vật của tác giả. |
Câu 2: Trong phần 2, người viết đã lập luận như thế nào để làm nổi bật vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện Chữ người tử tù, nhất là việc “biết kính sợ” “cái tài, cái đẹp và cái thiên tính tốt của con người (thiên lương)”?
Trả lời rút gọn:
LUẬN ĐIỂM | LÍ LẼ |
“Chữ người tử tù” dựng lên một thế giới tăm tối, tù ngục, trong đó kẻ tiểu nhân, bọn độc ác bất lương làm chủ. Trên cái tăm tối ấy, hiện lên ba đốm sáng lẻ loi, cô đơn: Huấn Cao, người quản ngục và viên thơ lại – những con người có tài và biết trọng tài, có nghĩa khí và biết trọng nghĩa khí. | Cái đẹp, cái tài, sự trong sạch của tâm hồn đã tập hợp họ lại giữa cái nơi xưa nay chỉ có gian ác, thô bỉ và hôi hám: “ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi trên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ”. Đấy là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái tài, cái đẹp đối với cái nhem nhuốc tục tằn, của thiên lương đối với tội ác. |
Lâu nay, nói về những nhân cách cao thượng, người ta thường nhấn mạnh đến tinh thần gang thép, đến cái “vô úy”, cái không biết sợ trước những lực lượng thù địch. | Thiên hướng ấy thực ra cũng dễ hiểu đối với một dân tộc luôn phải đương đầu với những bọn xâm lược, với bạo lực hung hăng nhất. Phân tích cái vô úy của ba nhân vật: Huấn Cao, người quản ngục và viên thơ lại. Nhưng người quản ngục và viên thơ lại cũng gan góc ngang tàng lắm chứ, dám thách thức với những đòn trừng phạt ghê gớm có thể giáng xuống đầu. “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân dạy cho người ta hiểu rằng, muốn nên người, phải biết kính sợ ba điều này: cái tài, cái đẹp và cái thiên tính tốt của con người (thiên lương). Vậy, kẻ nào không biết sợ cái gì hết, đó là loài quỷ sứ. |
Phân tích “Chữ người tử tù”, không những cần đề cao cái thái độ không biết sợ của Huấn Cao, người quản ngục và viên thơ lại, mà còn phải biết ngợi ca cái biết sợ của những nhân vật này nữa | Phân tích việc Huấn Cao ngay từ đâu coi thường viên cai ngục rồi sau đó khi thấu hiểu viên cai ngục thì nhận ra tầm lòng, con người thật của viên cai ngục. Phân tích cử chỉ đẹp, viên cai ngục vẫn cúi đầu, nói chuyển thể hiện sự kính cẩn với Huấn Cao. |
Câu 3: Em hãy chỉ ra ý kiến, giọng điệu của người viết trong đoạn văn sau:
“Nhưng thử nghĩ mà xem, con người không biết sợ cái gì trên đời này cả, liệu có phải là con người không? Cái gì cũng “vô uý”, cũng tỏ thái độ sắt thép, nghĩa là không biết mềm lòng trước bất cứ một cái gì, đấy là loài quỷ sứ chứ đâu phải là người! Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân dạy cho người ta hiểu rằng, muốn nên người, phải biết kính sợ ba điều này: cái tài, cái đẹp và cái thiên tính tốt của con người (thiên lương). Vậy, kẻ nào không biết sợ cái gì hết, đó là loài quỷ sứ.”.
Trả lời rút gọn:
Trong đoạn văn trên, người viết đã chỉ ra ý kiến, khẳng định quan điểm của mình: "muốn nên người, phải biết kính sợ ba điều này: cái tài, cái đẹp và cái thiên tính tốt của con người (thiên lương). Vậy, kẻ nào không biết sợ cái gì hết, đó là loài quỷ sứ”.
→ Đây là một giọng điệu dứt khoát với giọng văn trầm lắng, nhẹ nhàng nhưng cũng mãnh liệt.
Câu 4: Ngôn ngữ nghị luận ở phần 3 có đặc điểm gì đáng chú ý?
Trả lời rút gọn:
Trong phần 3 này, tác giả đã sử dụng ngôn ngữ nhẹ nhàng, nhưng đồng thời cũng rõ ràng, dứt khoát, khẳng định được ý kiến của người viết.
Câu 5: Em có đồng ý với ý kiến sau đây của người viết không? Vì sao?
“Có những cái cúi đầu làm cho con người trở nên hèn hạ, có những cái lạy làm cho con người đê tiện. Nhưng cũng có những cái cúi đầu làm cho con người bỗng trở nên cao cả hơn, lớn lao hơn, lẫm liệt hơn, sang trọng hơn.”.
Trả lời rút gọn:
Em đồng ý với ý kiến trên.
Bởi lẽ, trong cuộc sống, người ta vẫn luôn coi cái cúi đầu trước cường quyền, trước đồng tiền là những cái cúi đầu khiến chúng ta trở nên thấp hèn, đê tiện. Thế nhưng, cũng có những cái cùi đầu làm cho con người ta bỗng trở nên cao cả. Đó là những cái cúi đầu trước các đẹp, cái tốt.
Câu 6: Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) bình luận về một bài học mà em rút ra được sau khi học truyện Chữ người tử tù.
Trả lời rút gọn:
"Chữ người tử tù" là một câu chuyện cảm động về tình người trong những môi trường tăm tối nhất. Huân Cao, một người có tài viết chữ đẹp, đã bị lãnh án tử hình vì chống lại triều đình. Tuy nhiên, ông được miêu tả là một nhân vật đầy tài năng và phẩm chất cao quý. Mặc dù phải đối mặt với cái chết, Huân Cao vẫn giữ được bản lĩnh và phong thái hiên ngang. Điều đáng nể là ông còn sở hữu một lương tâm tinh khôi, không phải ai cũng may mắn được như vậy. Huân Cao chỉ tin tưởng và kết giao với ba người bạn thân thiết. Đáng chú ý, khi hiểu được tấm lòng của quan coi ngục, Huân Cao đã mỉm cười tặng cho ông ta bức chữ. Điều này cho thấy ông là người biết trân trọng tài năng và vẻ đẹp. Qua câu chuyện này, ta có thể rút ra bài học về nghệ thuật và phẩm chất con người. Sự kết hợp hài hòa giữa tài năng và tình cảm tạo nên một nhân cách đẹp. Hơn nữa, cái đẹp luôn gắn liền với cái thiện, và nó có thể tồn tại ngay cả trong những môi trường tàn ác. Chính cái đẹp sẽ chinh phục trái tim con người, giúp họ trở nên tốt đẹp và cao thượng hơn.