Slide bài giảng Ngữ văn 11 cánh diều Bài 6 Đọc 3: Đây thôn Vĩ Dạ

Slide điện tử Bài 6 Đọc 3: Đây thôn Vĩ Dạ. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Ngữ văn 11 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

VĂN BẢN: ĐÂY THÔN VĨ DẠ

Câu 1: Từ "ở đây" trong dòng thơ số 11 chỉ không gian nào?

Trả lời rút gọn:

“Ở đây” có thể được hiểu theo những cách suy nghĩ là: 

+ Ở đây có thể là ở thôn Vĩ, khi Hàn Mặc Tử nhìn bức ảnh 

+ Ở đây có thể là ở Quy Nhơn, nơi Hàn Mặc Tử đang điều trị bệnh phong.

Câu 1: Bức tranh thôn Vĩ ở khổ 1 có đặc điểm gì? Bức tranh đó được nhìn từ con mắt của ai? Qua đó, ta thấy được tâm trạng gì của nhân vật trữ tình?

Trả lời rút gọn:

- Bức tranh thôn Vĩ đã hiện lên với màu xanh tươi của cây lá cùng màu vàng rực của các ánh nắng rạng rỡ đầy sức sống. Giữa khung cảnh thiên nhiên tươi tắn, tràn ngập sức sống là hình ảnh người con gái với khuôn mặt phúc hậu, vuông chữ điền, duyên dáng…

- Bức tranh đó được nhìn từ con mắt của tác giả. 

- Qua đó cho thấy tình yêu lớn lao của ông với miền đất này, cùng với đó là cảm xúc vấn vương, nhớ lại cuộc tình dang dở của ông với người con gái thôn Vĩ Dạ.

Câu 2: Bức tranh thiên nhiên ở khổ 2 có điểm nào khác so với khổ 1? Sự khác biệt đó cho biết điều gì về tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình?

Trả lời rút gọn:

KHỔ 1

KHỔ 2

Khổ thơ thứ nhất miêu tả bức tranh thôn Vĩ Dạ ngập tràn sức sống, tươi đẹp.

Khổ hai khung cảnh như đượm buồn cùng tâm trạng của chàng thi sĩ. Dường như nỗi buồn đó nhuốm cả vào không gian, cảnh vật, làm tâm trạng con người cũng chẳng thể nào vui được

Câu 3: Qua ba câu hỏi trong ba khổ thơ, hãy nêu nhận xét của em về cách cấu tứ của bài thơ.

Trả lời rút gọn:

1. Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Câu hỏi như một lời chào mời, như một tiếng nhẹ nhàng trách móc. 

2. Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay?

Câu thơ của Hàn Mặc Tử về bến sông trăng và thuyền ai gợi nhớ đến vần ca dao thuyền nhớ bến… bến đợi thuyền. Và vì thế nó gợi lên một mối tình thương nhớ, đợi chờ man mác, mơ hồ, bâng khuâng.

3. Ai biết tình ai có đậm đà? 

Toàn bài thơ có 4 từ “ai” đại từ phiếm chỉ cùng xuất hiện trong các câu hỏi tu từ, không chỉ góp phần tạo nên âm điệu lâng lâng, ngỡ ngàng mà còn dẫn hồn người đọc nhớ về một miền dân ca Huế man mác sâu lắng, bồi hồi, thiết tha:

“Núi Truối ai đắp mà cao,

Sông Hương ai bới, ai đào mà sâu?

Nong tằm ao cá nương dâu

Đò xưa bến cũ nhớ câu hẹn hò…”

Câu 4: Trong bài Nhớ thương, Hàn Mặc Tử khắc hoạ tâm trạng của người cung nữ thông qua hình ảnh đối lập giữa “ngoài kia” và “trong đây”:

Ngoài kia xuân đã thắm duyên chưa

Trời ở trong đây chẳng có mùa

Không có niềm trăng và ý nhạc

Có người cung nữ nhớ thương vua

Theo em, sự đối lập không gian được thể hiện thế nào trong Đây thôn Vĩ Dạ? Ý nghĩa của sự đối lập này là gì?

Trả lời rút gọn:

Sự đối lập không gian được thể hiện rõ ràng qua các bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong bài thơ:

KHỔ 1

KHỔ 2

Cảnh vật thiên nhiên hiện lên thật đẹp, căng tràn sức sống, tươi xanh. Cảnh vật mang trong mình vè đẹp thành cao, dịu dàng,  tạo cho người đọc một cảm giác sảng khoái, êm đềm, du dương, bay bổng.

Bức tranh thiên nhiên nhuốm màu tâm trạng. Cảnh vật vẫn đẹp nhưng lại ẩn chứa nỗi buồn, mang dáng dấp chia lìa. Hình ảnh "bến sông trăng" gợi trong lòng người đọc sự xót xa, man mác đến nhói lòng.

Câu 5: Nêu nhận xét của em về tác dụng của một yếu tố tượng trưng trong bài thơ.

Trả lời rút gọn:

Trăng là biểu tượng cho cái đẹp của cuộc đời và thiên nhiên. Trăng cũng tượng trưng cho hạnh phúc thanh bình. Vì vậy, hình ảnh thơ của Hàn Mạc Tử đã khơi dậy trong trái tim người đọc một niềm tin, niềm vui, một khát vọng hướng tới cái đẹp hoàn mĩ và thánh thiện. 

Câu 6: Sự day dứt về thân phận như bị bỏ rơi, bị quên lãng của chủ thể trữ tình gợi cho em cảm xúc gì? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) trình bày cảm xúc đó.

Trả lời rút gọn:

Trong bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ", Hàn Mặc Tử thể hiện nỗi cô đơn, trống vắng qua hai khổ thơ cuối. Nếu khổ thơ đầu tiên mang cảm giác trong trẻo, tươi sáng với ánh nắng ấm áp, thì khổ thơ tiếp theo lại đầy ắp ánh trăng, khiến mọi thứ trở nên mờ ảo, lạnh lẽo. Cụm từ "Thuyền ai đậu bến sông trăng đó" tạo nên cảm giác lạnh lẽo và cô đơn bao trùm cả cảnh vật. Có thể Hàn Mặc Tử khát khao có được chiếc thuyền chở trăng về, như để chở những khát vọng, hy vọng về sự gặp gỡ và hòa hợp. Chữ "kịp" trong câu thơ thể hiện nỗi tiếc nuối, lo sợ khi biết rằng không thể kịp nữa, khiến tâm trạng trở nên bất an, đau khổ. Dường như, nếu trăng không về "kịp", người bị số phận bỏ rơi sẽ hoàn toàn tuyệt vọng và đau khổ mãi mãi.