Slide bài giảng Ngữ văn 11 cánh diều Bài 5 Đọc 2: Một người Hà Nội

Slide điện tử Bài 5 Đọc 2: Một người Hà Nội. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Ngữ văn 11 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

VĂN BẢN: MỘT NGƯỜI HÀ NỘI

Câu 1: Tình cảm của nhân vật "tôi" đối với Hà Nội vừa giải phóng ra sao?

Trả lời rút gọn:

Được sống năm đầu ở Hà Nội vừa giải phóng, nhân vật "tôi" cảm thấy cực kì khoan khoái.

Câu 2: Với thời cuộc, nhân vật cô Hiển có thái độ như thế nào?

Trả lời rút gọn:

Cô bộc lộ rõ ràng thái độ của mình: “Tao có bộ mặt rất tư sản, nhưng lại không bóc lột ai cả thì làm sao thành tư sản được” => Cô Hiền là người khôn ngoan, biết cách ứng xử với thời cuộc.

Câu 3: Lòng tự trọng và ý thức trách nhiệm của nhân vật cô Hiền được thể hiện ra sao?

Trả lời rút gọn:

Lòng tự trọng và ý thức trách nhiệm của nhân vật cô Hiền được thể hiện qua việc cô đồng ý cho các con của mình gia nhập quân đội đi đánh Mỹ. 

Câu 4: Nội thất và vật dụng trong nhà cô Hiền có gì đáng chú ý? 

Trả lời rút gọn:

Nội thất và vật dụng trong nhà cô Hiền toát lên vẻ cổ kính, tao nhã.

Câu 5: Hình ảnh cái bát thủy tiên men đỏ có ý nghĩa gì?

Trả lời rút gọn:

Cái bát là biểu tượng nghệ thuật, một hình ảnh ẩn dụ về vẻ đẹp của Hà Nội.

Câu 6: Những sự việc nào khiến nhân vật "tôi" buồn phiền?

Trả lời rút gọn:

Những sự việc khiến nhân vật "tôi" buồn phiền là thái độ hời hợt, thô lỗ, ích kỉ, làm xấu đi diện mạo và văn hóa của người Hà Nội ở một số người.

Câu 1: Nhân vật trung tâm của truyện là ai? Hãy vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa nhân vật trung tâm này với các nhân vật khác trong truyện.

Trả lời rút gọn:

- Truyện ngắn “Người Hà Nội” xoay quanh nhân vật trung tâm là bà Hiền, người Hà Nội. 

- Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa cô Hiều với các nhân vật khác trong truyện:

sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa nhân vật trung tâm này với các nhân vật khác trong truyện

Câu 2: Xác định phẩm chất, tính cách của nhân vật cô Hiền trong truyện Một người Hà Nội. Dựa vào những chi tiết nào để có thể xác định như thế? Vì sao nhân vật này được người kể chuyện gọi là “một hạt bụi vàng" của Hà Nội?

Trả lời rút gọn:

- Thời trẻ là cô gái thông minh, xinh đẹp, xuất thân trong một gia đình giàu có, lương thiện.

NHÂN VẬT CÔ HIỀN

Có nếp sống và nếp nghĩ độc đáo, khác lạ

Nếp sống, hành động

+ Thời chống Pháp: vẫn sống ở Hà Nội, không dính líu gì đến “chính phủ”, sống một cuộc sống đường hoàng, sung túc, giữ nền nếp sinh hoạt và lễ nghi tốt đẹp của người Hà Nội.

+ Thời kì Hà Nội giải phóng: vẫn giữ gìn cách sống và nếp cũ của người Hà Nội.

+ Thời chống Mỹ: không khuyến khích cũng không ngăn cản con cái tòng quân.

+ Sau 1975: giữ nếp sống thanh lịch của người Hà Nội.

Nếp nghĩ

+ Vừa thích ứng với cái mới, vừa giữ gìn nếp sống và cách nghĩ riêng của mình

Tính cách đặc sắc và sinh động

Một người phụ nữ sắc sảo và tinh tế

 + Mạnh dạn, thẳng thắn bày tỏ suy nghĩ của mình trước những điều chưa hợp lý của chế độ mới.

 + Với người giúp việc thì coi như người nhà, tình nghĩa như người trong họ.

 + Với thời cuộc, bộc lộ rõ ràng thái độ của mình

Một người phụ nữ thông minh, quyết đoán, có đầu óc thực tế và giỏi tính toán

+ Mọi việc cô làm đều có sự tính toán trước: Sau ngày Hà Nội giải phóng, cô có hai dinh cơ, năm 1956, cô bán ngôi nhà ở Hàng Bún...

+ Cô đã tính là làm, đã làm là không để ý đến những lời đàm tiếu của thiên hạ

Một người phụ nữ chu toàn mọi việc, như một nội tướng trong gia đình

+ Đặc biệt quan tâm, coi trọng vai trò của người phụ nữ trong gia đình, coi là “nội tướng”

+ Gần 30 tuổi bà mới lấy chồng, nhưng lại chọn một anh giáo tiểu học.

+ Việc sinh con: Kết thúc vào năm 40 tuổi. Tình thương con của cô là sự sáng suốt của một người mẹ có tầm nhìn xa, trông rộng.

+ Cô quan tâm, dạy dỗ con cái từ khi còn nhỏ và từ những chuyện nhỏ nhất. Với cô, trách nhiệm quan trọng nhất là tạo dựng nhân cách và chuẩn bị cho con cái một tương lai tốt đẹp.

Một con người giàu tự trọng và sống có trách nhiệm

Chuyện hai người con xin đi bộ đội: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”, “Tao cũng muốn sống bình đẳng với các bà mẹ khác, hoặc sống cả, hoặc chết cả, vui lẻ có hay hớm gì

Một con người luôn lưu giữ những nét đẹp của người Hà Nội, luôn nuôi dưỡng niềm tin vào cuộc sống

+ Cô Hiền luôn ý thức minh là người Hà Nội, là sự đại diện cho cả nước, cho tinh hoa.

+ Có niềm tin mãnh liệt vào những giá trị cổ truyền: “Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn là thời vàng son, mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế”

+ Chất Hà Nội cũn được thể hiện qua  tháii độ ung dung tự tại trước những biến động của cuộc đời.

+ Chất Hà Nội còn được thể hiện qua sự sắc sảo của trí tuệ và vẻ đẹp của niềm tin. 

=> Cô Hiền là một con người, một công dân, cô luôn giữ phẩm chất cốt cách của một người Hà Nội. Cô coi mực chuẩn của nhân cách chính là lòng tự trọng. Cô vẫn luôn ý thức minh là người Hà Nội, là sự đại diện cho cả nước, cho tinh hoa. Cũng vì vậy mà cô được người kể chuyện gọi là “một hạt bụi vàng" của Hà Nội

Câu 3: Quan điểm, thái độ của người kể chuyện xưng "tôi" đối với các nhân vật và sự việc trong truyện được thể hiện như thế nào?

Trả lời rút gọn:

Nhân vật tôi là một người giỏi quan sát, từng trải qua nhiều biến động của thời cuộc, biết trân trọng giá trị văn hóa và biết quý trọng những con người có bản lĩnh văn hóa. Đồng thờ, ông cũng là một người lính, một người bình thường trong cuộc đời.

+ Ông vui khi Hà Nội được giải phóng. Với ông, tình yêu Hà Nội, niềm say mê lớn nhất với Hà Nội là những con người Hà Nội hào hoa, có bản lĩnh văn hoá, những người “mặc cái áo quá chật”, lớn nhanh hơn thời đại khiến “miếng đất sinh ra họ trở nên chật chội”, tiêu biểu cho bản sắc văn hoá Hà Nội. (nhân vật cô Hiền).

+ Đối với cô Hiền, ông trân trọng khâm phục lối sống, suy nghĩ, bản lĩnh văn hóa của bà.

+ Ông không hài lòng, buồn phiền khó chịu với thái độ hời hợt, thô lỗ, ích kỉ, làm xấu đi diện mạo và văn hóa của người Hà Nội ở một số người.

Câu 4: Trong truyện Một người Hà Nội, lời nhân vật được cá thể hoá sâu sắc và phối hợp hài hòa với lời người kể chuyện. Hãy nêu ý kiến của em về nhận định đó.

Trả lời rút gọn:

Em đồng ý với quan điểm trên, bởi lẽ thông qua lời nói của các nhân vật trong câu chuyện, người đọc dễ dàng hình dung tính cách, con người của nhân vật.

Câu 5. Chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh có ý nghĩa và tác dụng ra sao trong việc thể hiện chủ đề của truyện?

Trả lời rút gọn:

- Câu chuyện về cây si cổ thụ đã nói lên quy luật bất diệt của sự sống: “thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được”.

- Cây si cũng là một biểu tượng nghệ thuật, một hình ảnh ẩn dụ về vẻ đẹp của Hà Nội: có thể bị tàn phá, “bị nhiễm bệnh” nhưng vẫn là một người Hà Nội với truyền thống văn hóa đã được nuôi dưỡng suốt trường kì lịch sử, là cốt cách, tinh hoa, linh hồn của đất nước.

=> Từ câu chuyện của cây si, người đọc dễ hình dung hơi nội dung bài viết mà tác giả hướng đến.

Câu 6. Từ truyện Một người Hà Nội, em có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa phẩm chất, tính cách cá nhân với việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc?

Trả lời rút gọn:

Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, yêu cầu bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa được đặt ra đối với bất kỳ dân tộc hay quốc gia nào trên thế giới. Là một công dân, mỗi người trong chúng ta là trau dồi nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc.